Tiêu điểm
Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?
Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ điện toán đám mây.
Theo các chuyên gia, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó chiến lược "dịch chuyển lên mây" được coi là quan trọng để giúp doanh nghiệp trụ vững và phát triển trong nền kinh tế số.
Đây là cơ hội lớn cho ngành trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây Việt Nam tăng tốc và bứt phá. Thị trường Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất tại ASEAN, với sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cả trong và ngoài nước.
Tính theo cơ cấu doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… Nhóm các doanh nghiệp lớn này nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ đám mây trong nước.
Cơ cấu theo loại hình dịch vụ, trong năm 2023, dịch vụ IaaS (cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ) chiếm khoảng 59% quy mô thị trường, dịch vụ PaaS (nền tảng như một dịch vụ) chiếm khoảng 10% và dịch vụ SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) chiếm khoảng 31%.
Các doanh nghiệp lớn này đang có xu hướng đầu tư nhiều vào SaaS nhằm hoàn thiện hệ sinh thái đám mây. Cá biệt, có doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này đạt doanh thu loại hình SaaS chiếm tới 87% trên tổng doanh thu điện toán đám mấy.

Theo cơ cấu theo phương thức triển khai, tại Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp chủ yếu sử dụng 2 hình thức là: đám mây công cộng (public cloud) và đám mây riêng (private cloud). Phần lớn doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây trong nước đến từ đám mây công cộng (chiếm 81% tổng doanh thu).
Trong năm ngoái, nhu cầu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam đã tăng đột biến, khi quy mô thị trường tăng lên 9.700 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2021.
Tuy nhiên, vào năm 2023, tăng trưởng của thị trường này đã chậm lại, phần lớn đến từ suy thoái kinh tế dẫn tới áp lực cắt giảm, tối ưu chi phí. Sự tăng trưởng chậm lại được thấy rõ trong việc đo lường hiệu quả tiêu dùng dịch vụ đám mây và sự điều chỉnh của người tiêu dùng về lợi ích của đám mây.
Theo phân tích của Câu lạc bộ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu (VNCDC) - Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), thị trường đám mây Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 20% - 23% trong giai đoạn 2023 - 2025. Dự kiến, đến năm 2025, quy mô thị trường điện toán đám mây Việt Nam sẽ đạt khoảng 768 triệu USD.
Về sự phát triển của các loại hình dịch vụ, phần lớn các nhà cung cấp (63,7%) nhất trí rằng loại hình IaaS sẽ phát triển nhanh nhất trong 2 năm tới. 27,3% ý kiến còn lại bình chọn cho các loại hình SaaS và PaaS.
Đặc biệt, qua phân tích số liệu cho thấy, năng suất lao động trong lĩnh vực đám mây cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung năng suất lao động trong nước.
Trung tâm dữ liệu (DC) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Thị trường DC đang thu hút sự đầu tư lớn của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tại Việt Nam như: VNPT, Viettel, CMC, FPT… thời gian qua rất chú trọng đầu tư, xây dựng phát triển các DC hiện đại, quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và cung cấp các dịch vụ đẳng cấp thế giới.
Nghị định số 53/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, trong đó xiết chặt việc quản lý dữ liệu. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ yêu cầu nội địa hóa dữ liệu, đã khiến nhu cầu về trung tâm dữ liệu trên toàn quốc được dự báo sẽ tăng vọt.
Có 6/7 nhà cung cấp dịch vụ DC trong nước đánh giá thị trường Việt Nam sẽ phát triển nhanh trong 2 năm tới. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu trong nước đều có kế hoạch phát triển thêm hạ tầng.
Tăng trải nghiệm khách hàng qua công nghệ điện toán đám mây
Người Lào, Campuchia đi xe điện Việt Nam
Chia sẻ về tiềm năng phát triển trong tương lai của mô hình taxi điện, CEO Nguyễn Văn Thanh cho biết doanh thu trung bình của một xe taxi và xe máy điện của GSM đang bằng một xe xăng, nhưng chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng chỉ hết 1/3 so với xe xăng.
Hình hài trí tuệ nhân tạo Made in Vietnam
Dù trí tuệ nhân tạo là một công nghệ mới, nhưng cả VinBigdata, VNPT và VNG đều đang nỗ lực làm chủ công nghệ lõi với tham vọng AI 'made in Vietnam'.
Mảnh ghép còn thiếu trong bài toán quản trị số
Sau khoảng thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, lãnh đạo Base.vn tin rằng, đây là thời điểm chín muồi để đem tới mảnh ghép thứ 4 trong hệ sinh thái giải pháp quản trị số cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Chuỗi bán lẻ mỹ phẩm Hasaki được Alibaba rót vốn
Tính đến thời điểm hiện tại, Hasaki sở hữu hơn 100 cửa hàng bán lẻ và 17 phòng khám da liễu Hasaki clinic tại 33 tỉnh thành trên cả nước.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.