Mới đây, một sự kiện hi hữu đã khiến cho hãng xe hơi Ford không thế bán được xe ra ngoài thị trường: Nhà sản xuất nhãn hiệu của họ không thể cung cấp đủ số lượng.
Nhãn hiệu màu xanh lam, hình bầu dục nhỏ, bên trong có chữ “Ford” là một trong những nhãn hiệu xe hơi nổi tiếng nhất trên thế giới. Đây là nhãn hiệu đã có tuổi đời vào khoảng 120 năm.
Tài sản vô hình, doanh số hữu hình
Theo Forbes, mới đây, nhà cung cấp của Ford đã không thể cung cấp đủ số lượng nhãn hiệu màu xanh lam gắn trên xe tải F-150 của hãng. Đây dĩ nhiên là một thành phần quan trọng trên chiếc xe này. Nhãn hiệu chào đón bạn từ mặt ngoài của cửa sau; và trong xe, nhãn hiệu ngắm nhìn bạn từ vị trí trung tâm của chiếc vô-lăng.
Chỉ vài tuần trước, Ford đã nộp đơn đăng ký gần hai chục nhãn hiệu liên quan đến metaverse. Nhưng giờ đây, vấn đề không phải là Ford chưa nộp đăng ký nhãn hiệu hay nhãn hiệu của họ hết hiệu lực, mà vấn đề đó là xe của họ sẽ chưa được gắn nhãn hiệu để bán ra ngoài thị trường.
Mọi người đều biết về tầm quan trọng của nhãn hiệu và thương hiệu. Đó là điều gây ấn tượng nhất đối với người dùng, là mục tiêu của tất cả mọi doanh nghiệp.
Tất cả chúng ta đều biết về giá trị của một nhãn hiệu đối với những thương hiệu cao cấp. Mọi người đều nói rằng: "Tôi không trả tiền chỉ để mua một cái tên." Nhưng, đó chính xác là những gì mà họ sẽ làm. Họ sẽ trả tiền để mua một sản phẩm từ thương hiệu mà họ cho là uy tín. Nhãn hiệu là con dấu đảm bảo cho chất lượng và đẳng cấp.
Vì vậy, mặc dù là một tài sản vô hình, nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng! Đó là lý do tại sao các công ty tranh giành và kiện cáo lẫn nhau về vấn đề nhãn hiệu.
Trong những năm qua, vô số sản phẩm đã phải rút khỏi thị trường vì những vấn đề phát sinh liên quan đến nhãn hiệu. Hành vi vi phạm và làm giả nhãn hiệu đã khiến cho nhiều khách hàng hoang mang. Tất cả những điều đó đều thường xuyên diễn ra.
Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của mình để mở rộng kinh doanh sang những danh mục sản phẩm hoàn toàn mới, tận dụng những giá trị cũ để đạt được những thành công mới.
Công đoạn cuối cùng của chuỗi cung ứng
Tình huống dở khóc dở cười này của Ford là một điều vô cùng đặc biệt: một doanh nghiệp không thể bán sản phẩm ra ngoài thị trường không phải vì thiếu nhiên liệu thô, vì quá trình vận chuyển chậm trễ, vấn đề thiên tai hay công nhân đình công… mà là về vấn đề thiếu hụt nhãn hiệu.
Người mua sẽ phải trả từ $ 34.000 đến hơn $ 96.000 cho một chiếc F-150 của Ford. Và việc thiếu đi nhãn hiệu chắc chắn sẽ không làm giảm khả năng tăng tốc, hiệu suất, khả năng kéo, hệ thống âm thanh, tiết kiệm nhiên liệu hay sự an toàn của chiếc xe. Tuy nhiên, nhiều người sẽ không sẵn sàng mua một chiếc ô tô Ford không gắn nhãn hiệu của hãng.
Hiệp hội Phụ tùng Ô tô Hoa Kỳ (NAPA Auto Parts) cho biết trung bình một chiếc ô tô sẽ có hơn 30.000 bộ phận. Xe tải F-150 có 6 tùy chọn động cơ, bảy phiên bản (trim Level) và nhiều tùy chọn, đến mức một số báo cáo ước tính rằng loại xe này có khoảng hơn 20 triệu cấu hình.
Nếu đã từng có cơ hội nhìn thấy những chiếc xe được lắp ráp trong đời thực, chẳng hạn như tại nhà máy Rouge (khu phức hợp nhà máy sản xuất ô tô huyền thoại của Ford), nơi Ford sản xuất F-150 ngay bên ngoài Detroit, bạn sẽ nhận thấy rằng quá trình lắp ráp một chiếc F-150 cực kỳ phức tạp.
Một dàn thang máy thủy lực sẽ nâng và hạ khung xe trong quá trình lắp ráp. Và công nhân sẽ sử dụng những công cụ treo bằng thủy lực để lắp ráp. Ngày nay, không ai ngạc nhiên nếu tình trạng thiếu chip sẽ khiến quá trình này bị dừng lại. Nhưng, huy hiệu, bảng tên và nhãn hiệu Ford cũng phải có mặt ở đấy.
Theo Forbes, Ford đã nghĩ đến những giải pháp thay thế như khắc laser hoặc gắn thêm nhãn hiệu cho xe khi Ford đã đủ hàng. Không nghi ngờ gì nữa, một số người đã mua loại xe này mà không có nhãn hiệu của Ford gắn lên.
Tuy vậy, hầu hết xe tải F-150 vẫn đang còn nằm đợi trong kho. Rất nhiều điều có thể khiến cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Việc gián đoạn chuỗi cung ứng vì thiếu nhãn hiệu đã làm cho chúng ta sửng sốt, nhưng đồng thời cũng khiến chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của những tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ.
Như Henry Ford đã nói, "Bạn không thể nào tạo dựng được danh tiếng tốt đẹp chỉ với những dự định tốt đẹp”. Vậy đó, không có nhãn hiệu thì sẽ không bán được xe!
Trong năm qua, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán về những tác động toàn diện của metaverse và NFT đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: liệu luật pháp có nhất thiết phải tạọ ra những quy định mới để thích ứng với những thay đổi này hay không?
Với tính chất xuyên biên giới và đa chủ thể tham gia, không gian mạng đã mang lại không ít cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức khó lường trong hoạt động kiểm soát hàng giả, hàng nhái và hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sáng tạo.
Hoạt động kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là mối đe dọa lớn đối nền kinh tế, an ninh và xã hội toàn cầu. Mới đây, INTERPOL đã tổ chức sự kiện kéo dài ba ngày tại Hàn Quốc với sự có mặt của 450 quan chức thực thi pháp luật thuộc 70 quốc gia, nhằm chung tay tìm hướng giải quyết vấn đề này.
Nổi tiếng là quốc gia có số lượng hàng giả, hàng nhái lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc thường xuyên nằm trong danh sách theo dõi của nhiều quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với nỗ lực làm lành mạnh hóa nền kinh tế trong nước, môi trường sở hữu trí tuệ (SHTT) của Trung Quốc đang dần có sự hoàn thiện và trưởng thành.
Chẳng ai có thể nghi ngờ được giá trị tri thức khổng lồ của những sản phẩm trong ngành thời trang, cho dù đó là thời trang may sẵn hay thời trang cao cấp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thời trang vừa và nhỏ vẫn còn chưa chú ý đến việc bảo vệ những tài sản trí tuệ đó.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.