Thỏa thuận cắt giảm cung dầu của OPEC có thể kéo dài tới 2020
Phạm Mai
Thứ hai, 26/03/2018 - 15:42
Ông Leonid Fedun, Phó chủ tịch Lukoil, công ty sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai tại Nga cho biết nếu sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục bùng nổ như tốc độ hiện tại, OPEC và Nga nên kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung tới năm 2020.
Với tốc độ hiện tại, Mỹ có khả năng đánh bật Nga để trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Ảnh: LinkedIn
Ông Fedun cho biết mọi quyết định sẽ phụ thuộc vào sản lượng từ Mỹ. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa rõ mức độ sản xuất của Mỹ sẽ tăng lên như thế nào trong tương lai.
Nếu tốc độ hiện tại được duy trì, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga sẽ cần phải kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung tới năm 2020.
Tới thời điểm đó, ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ bắt đầu thấy được tác động trong việc cắt giảm đầu tư sản xuất trong những năm trước đó.
Vị phó chủ tịch của công ty sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai tại Nga cũng khẳng định sự ủng hộ đối với ý tưởng của các nhà lãnh đạo OPEC cũng như nhà sản xuất lớn nhất Saudi Arabia trong việc kéo dài thời gian kết thúc thỏa thuận vào năm 2020.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm thứ Năm tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih cho rằng, OPEC cần tiếp tục hợp tác với Nga và các nước sản xuất dầu không thuộc OPEC trong việc cắt giảm sản lượng vào năm 2019 nhằm giảm lượng hàng tồn kho trên thế giới như mức mong muốn.
Đây không phải là lần đầu tiên nhà quản lý cấp cao của Lukoil có đánh giá và bàn luận về thỏa thuận giữa OPEC và Nga.
Tháng Một vừa qua, khi giá dầu thô Brent đạt ngưỡng 70 USD mỗi thùng, giám đốc điều hành của công ty này đã đề xuất Nga nên rút khỏi thoả thuận nếu mức giá này duy trì trong hơn sáu tháng tới.
Giá dầu đã không thể duy trì được ngưỡng 70 USD dù chỉ trong vòng một tháng nhưng cũng đủ để giúp Mỹ tăng trưởng và thậm chí đang trên đà lật đổ Nga khỏi vị trí nước sản xuất dầu số một thế giới.
Đầu tháng 12/2017, OPEC cùng Nga đã đạt được thỏa thuận về việc duy trì cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm 2018 nhằm mục đích giành lại quyền kiểm soát thị trường toàn cầu từ ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ.
Quyết định được đưa ra sau cuộc thảo luận tại Vienna, Áo giữa những nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới cho thấy sức mạnh liên minh chưa từng có giữa Saudi Arabia với Nga.
Tuy nhiên, trong khi thỏa thuận trên nỗ lực đẩy giá dầu dần hồi phục thì việc Mỹ tăng nguồn cung lại khiến những kết quả trên có thể thành công cốc.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ, những người không tham gia vào thỏa thuận trên cũng như có chi phí thấp hơn, lại đang gia tăng sản xuất trong bối cảnh giá lên cao. OPEC đánh giá điều này có thể phá vỡ sự cân bằng thị trường mà OPEC đã nỗ lực để đạt được.
Giá dầu đã dần hồi phục thời gian gần đây sau khi thị trường trở về trạng thái cân bằng nhờ vào nỗ lực của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên, một thách thức mới đang tiến tới khi Mỹ gia tăng nguồn cung.
Bộ trưởng Năng lượng của Ả-rập Xê-út (Saudi Arabia) mới đây đã kêu gọi các quốc gia sản xuất dầu mở rộng hợp tác sau năm 2018 và sự hợp tác này sẽ được thực hiện theo một hình thức khác hơn là chỉ dừng lại ở cắt giảm nguồn cung.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.