Tiêu điểm
Thu hút FDI 2024: Mở ra kỷ nguyên mới
Thu hút FDI năm 2024 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bao gồm thỏa thuận mang tính lịch sử giúp thúc đẩy nền kinh tế trong kỷ nguyên mới.

11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được khoảng hơn 31 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ 2023. Tốc độ tăng trưởng về thu hút vốn FDI không phải quá cao nhưng trên nền tảng kết quả rất tốt năm 2023, thể hiện sự tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục chứng kiến những khó khăn, bất ổn và bất định.
Đáng chú ý, nhiều dự án FDI trong năm 2024 tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu phát triển. Trong đó phải kể đến sự kiện ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NDIVIA để thành lập Trung tâm Nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
NVIDIA cũng mua lại công ty công nghệ VinBrain từ tay Tập đoàn Vingroup, hợp tác với về AI với Tập đoàn Viettel, đồng thời cam kết hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực AI tại Việt Nam, với kỳ vọng tạo hiệu ứng lan tỏa không chỉ trong nước mà còn khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh thỏa thuận với NVIDIA, Việt Nam cũng đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều tập đoàn công nghệ, bán dẫn. Tháng 7 vừa qua, Tập đoàn Amkor nhận quyết định điều chỉnh tăng vốn từ hơn 500 triệu USD lên 1,6 tỷ USD đối với dự án sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Dự án là nhà máy lớn nhất thế giới của Tập đoàn Amkor, tập trung cung cấp giải pháp thử nghiệm, kiểm tra hệ thống cho các công ty sản xuất điện tử và bán dẫn hàng đàu thế giới.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, hiện nay Việt Nam đã thu hút được khoảng hơn 170 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn, tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD. Bên cạnh những nhà đầu tư đã hiện hữu như Marvell, BE Semiconductor Industries N.V, Coherent, một số đối tác tiểm năng như Qorvo, AIChip, Lam Research cũng đã làm việc và có kế hoạch chuyển dịch chuỗi cung ứng bán dẫn sang Việt Nam.
Bước chuyển cho kỷ nguyên mới
Thỏa thuận với NVIDIA được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng ví như một bước ngoặt mang tính lịch sử, tạo ra đột phá để Việt Nam phát triển thành trung tâm về bán dẫn và AI hàng đầu khu vực và thế giới.
Lịch sử thu hút FDI của Việt Nam cho thấy, luôn có những dự án then chốt mở đầu cho làn sóng mới, điển hình như dự án của Tập đoàn Intel vào năm 2006, “mở đường” cho một loạt ông lớn công nghệ như Samsung, Foxconn, HP, LG đến Việt Nam đặt nhà máy.
Đây cũng được xem là làn sóng FDI thứ ba của Việt Nam, gắn với sự kiện gia nhập WTO, sau hai làn sóng gắn với hai sự kiện là mở cửa nền kinh tế và ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ.
Làn sóng thứ tư gắn với xu thế công nghệ mới về AI, bán dẫn đã được dự báo trong nhiều thảo luận chính sách, đặc biệt kể từ sau đại dịch Covid-19, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị tổn thương nghiêm trọng và bắt buộc phải tái cấu trúc.
Trên thực tế, để hiện thực hóa những dự báo về làn sóng FDI thứ tư, những năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy thu hút FDI chất lượng, bao gồm các hoạt động ngoại giao kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Tính riêng trong năm 2024, Việt Nam tổ chức gần 60 hoạt động đối ngoại của các lãnh đạo chủ chốt Đảng và Nhà nước, đem lại hơn 170 thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Chính sách đầu tư được kiện toàn, đặc biệt phải kể đến dự án một luật sửa bốn luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 mới đây, đã đưa ra cơ chế “luồng xanh”, cắt giảm gần 300 ngày làm thủ tục đối với những dự án đầu tư công nghệ cao.
Thời cơ đã chín muồi, thỏa thuận với NVIDIA, nếu phát huy hiệu quả như kỳ vọng, có thể là khởi điểm cho làn sóng FDI về bán dẫn và AI. Với làn sóng này, Việt Nam có thể tiến tới cạnh tranh sòng phẳng với quốc tế bởi lĩnh vực bán dẫn và AI còn tương đối mới và nhiều dư địa để phát triển trên toàn cầu.
Thúc đẩy thu hút FDI chất lượng cao vào TP. HCM
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Sáng 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Nvidia và VinBrain: Mối lương duyên nở hoa
Từ một đối tác thân thiết trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Nvidia và VinBrain đã thành người một nhà sau chuyến thăm của tỷ phú Jensen Huang như thế nào?
Chủ tịch Nvidia: Trí tuệ nhân tạo là cơ hội phi thường cho Việt Nam
Sự hỗ trợ của Nvidia trong lĩnh vực AI sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát triển công nghệ cao và thúc đẩy Đông Nam Á trở thành điểm đến đổi mới sáng tạo.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.