Leader talk

Việt Nam sau hiệu ứng đầu tư của Nvidia

ThS. Hồ Thu Uyên 25/12/2024 20:00

Trong bối cảnh chuỗi giá trị bán dẫn có xu hướng dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang có đầy đủ điều kiện, yếu tố cần thiết để phát triển ngành công nghiệp này.

Chuyến thăm lần thứ hai của ông tỷ phú Jensen Huang, nhà sáng lập kiêm CEO của Nvidia, đến Việt Nam, với lịch trình làm việc, gặp gỡ chính thức và hoạt động giao lưu văn hóa, thưởng ngoạn ẩm thực theo cách ngoại giao rất hay, mang lại một nguồn năng lượng tích cực cho cả nước trong những ngày đầu của tháng 12. Sự kiện này có thể xem là một dấu cộng rất lớn khép lại năm 2024 về bức tranh thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Lễ công bố Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA - Ảnh: VGP

Trong chuyến thăm này, Nvidia đã công bố 3 việc rất nổi bật, hy vọng mang lại hiệu ứng FDI tốt cho Việt Nam trong tương lai, cũng như đặt ra những mục tiêu mà các bên cần tập trung để phát huy được lợi thế về thời điểm lẫn cơ hội, bao gồm:

Thứ nhất là mua lại công ty khởi nghiệp chăm sóc sức khỏe VinBrain, một công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup (VIC) để phát triển một trung tâm thiết kế tương lai lớn ở Việt Nam. Dù cả hai bên không tiết lộ cụ thể giá trị thương vụ này, tại thời điểm ngày 30/9/2024, phía Vingroup đã đầu tư hơn 126 triệu USD vào VinBrain.

Thứ hai là hợp tác với FPT xây dựng nhà máy AI Factory đầu tiên ở Việt Nam, theo đó FPT sẽ được phía Nvidia trang bị hàng nghìn chip đồ họa Nvidia GPU H100, sẽ sẵn sàng cung cấp dịch vụ vào tháng 1/2025. Điều này sẽ tạo ra một bước đột phá lớn. Bởi với năng lực tính toán hàng tỷ tỷ phép tính/giây cùng hệ sinh thái những giải pháp công nghệ có tích hợp AI tạo sinh (GenAI), chỉ cần vài giờ là doanh nghiệp có thể tạo ra một nhân sự AI thông minh, tối ưu được các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) và nâng cao năng lực sáng tạo gấp 10 lần.

Và thứ ba là hợp tác với Trung tâm Dữ liệu AI của Viettel sẽ sử dụng các công nghệ do Nvidia cung cấp, sẽ là nền tảng quan trọng để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các công nghệ AI tiên tiến tại Việt Nam.

Ngoài ra, Nvidia cũng cam kết sẽ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp AI của Việt Nam, vì đây là một công nghệ mới. Sự hỗ trợ của Nvidia trong lĩnh vực AI sẽ giúp Việt Nam không chỉ đạt được mục tiêu phát triển trong ngành công nghệ cao nói chung, lĩnh vực AI nói riêng, mà còn góp phần thúc đẩy toàn bộ khu vực Đông Nam Á trở thành một điểm đến của đổi mới sáng tạo.

Tiềm năng và thế mạnh công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu ngành bán dẫn toàn cầu năm 2021 đạt 551 tỷ USD và dự báo sẽ vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Trong bối cảnh chuỗi giá trị bán dẫn có xu hướng dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang có đầy đủ điều kiện, yếu tố cần thiết để phát triển ngành công nghiệp này.

Đó là hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nguồn nhân lực kỹ thuật - công nghệ dồi dào, cơ sở hạ tầng số ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, sự quyết tâm cao của Chính phủ trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành.

Thách thức lớn nhất của ngành công nghiệp bán dẫn phải nói đến là mức vốn đầu tư rất cao, các nhà máy làm xưởng đúc của Intel hay TSMC phải bỏ ra vốn đầu tư từ 20-50 tỷ USD.

Hiện nay mặc dù thị phần của ngành này đang rất nóng và hết sức hấp dẫn, tự thân ngành bán dẫn vẫn đang gánh chịu áp lực cạnh tranh rất cao, đặc biệt từ các nước như Trung Quốc, Mỹ, và châu Âu. Những quốc gia/khu vực này đã công bố các gói ưu đãi (CHIP Act) cho lĩnh vực chip để giữ chân các doanh nghiệp giữ khoản đầu tư lại trong nước với gói hỗ trợ từ 50 - 150 tỷ USD.

Để tham gia toàn diện vào ngành công nghiệp này, các nước thường phải chú trọng tới 3 công đoạn cơ bản trong chuỗi giá trị ngành bao gồm thiết kế, sản xuất, kiểm thử và đóng gói.

Sự tham gia của các tập đoàn công nghệ vào 3 công đoạn cơ bản trong chuỗi giá trị ngành bán dẫn.

Hiện nay, trên thế giới chỉ có 3 tập đoàn công nghệ lớn có thể đảm nhận được cả 3 khâu này đó là TSMC, Intel and Samsung. Trong đó, TSMC là tập đoàn chuyên về xưởng đúc fab, chiếm ưu thế gần 64% thị phần thế giới, theo sau là Samsung, UMC, Global Foundry…

Chỉ có Intel và Samsung là hai tập đoàn lớn có năng lực làm IDM (Intergrated Device Manufacturer) nhưng cả hai đều đang khó khăn vật lộn với việc cải tổ bộ máy hoạt động để bắt kịp với công nghệ mà TSMC đang dẫn dắt, dự báo chip A16 sẽ được TSMC đưa vào sản xuất từ năm 2026. Hiện nay công nghệ mới nhất TSMC đang ứng dụng của nhà sản xuất này là N3E, và công nghệ tiên tiến hơn sẽ là N2, được dự báo đưa vào sản xuất từ nửa cuối năm 2025.

Intel với tham vọng nhảy vào làm dịch vụ xưởng đúc như TMSC, họ vẫn đang thực hiện cam kết lộ trình ra mắt công nghệ “4 năm 5 tiến trình” trong chiến lược IDM2.0, và Intel đã bỏ qua chip 20A để hướng tới Intel 3 và 18A. Intel cũng đang sản xuất CPU/GPU có tích hợp các khả năng của AI để tăng hiệu suất và nhu cầu xử lý AI ngày càng tăng.

Nhà máy Intel tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Intel Products Việt Nam

Mục tiêu tiếp theo của Intel sẽ cho ra mắt chip A14 tiên tiến nhất với công nghệ 1,4 nm hy vọng sẽ vượt qua TSMC vào năm 2026, nhưng rất tiếc là CEO Pat Gelsinger đã rời Intel vào đầu tháng 12 năm nay, sau khi tập đoàn công bố nhiều đợt sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí.

Tạm thời ông Dave Zinsner, Phó chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc Tài chính và bà Michelle Johnston Holhaust, Giám đốc Điều hành khối Intel Products cùng đảm nhận vai trò CEO, khả năng Intel tìm được CEO mới để tiếp tục thực hiện được lộ trình công nghệ vẫn là điều tốn nhiều thời gian.

Tương tự như Intel, tập đoàn công nghệ Samsung cũng đang cắt giảm nhân lực nên khả năng cả hai tập đoàn này có thể lấy thêm được một vài phần trăm thị phần mà TSMC đang chiếm lĩnh là điều hết sức cam go.

Theo báo cáo của Trung tâm An ninh và công nghệ mới nổi CSET (Center for Security and Emerging Technology), khoảng 55% số chip tiên tiến đang được tiêu thụ tại Mỹ hiện nay là của TSMC sản xuất; số chip do Intel sản xuất chỉ chiếm 25% và số còn lại là từ Samsung.

Đạo luật “Chips Act” của Tổng thống Joe Biden đang phân bổ tiền hỗ trợ dựa theo thị phần, nghĩa là TSMC và Samsung cũng được hỗ trợ, nên Intel chỉ có thể giành được khoảng 50% số tiền mà tập đoàn mong muốn được nhận. Tuy nhiên, vì là “quốc tịch” Mỹ, lại sẵn sàng xây hàng loạt siêu nhà máy tại Mỹ nên Intel vẫn sẽ là sự lựa chọn số một cho chính quyền Washington ở nhiệm kỳ mới của tổng thống Donald Trump.

Theo tờ Financial Times, việc cạnh tranh với TSMC không chỉ là vấn đề công nghệ, sản lượng chip mà còn liên quan đến cách thức kinh doanh, bao gồm việc thuyết phục khách hàng rằng Intel sẽ không vì lợi ích của bản thân hay sức ép của Mỹ trong cuộc chiến công nghệ để làm gián đoạn chuỗi cung ứng chip. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của công nghệ trí tuệ nhân tạo đang đe dọa làm xói mòn nhu cầu dùng chip điện tử cho các máy tính cá nhân hay máy chủ truyền thống để chuyển qua loại chip GPU của Nvidia, hiện đang thống trị trong mảng này.

Việt Nam ở đâu trên bản đồ công nghệ bán dẫn?

Tại Việt Nam, chúng ta hiện chỉ mới có hoạt động ở công đoạn thiết kế, kiểm thử và đóng gói, riêng khâu sản xuất bán dẫn vẫn còn là một cơ hội lớn, đòi hỏi rất nhiều nguồn lực mà Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng để thu hút được.

Đối với khâu thiết kế, nhu cầu tuyển dụng phụ thuộc nhiều vào số lượng doanh nghiệp đang có trong nước, do việc gửi kỹ sư ra nước ngoài làm việc phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và khả năng đáp ứng các đòi hỏi về kỹ thuật và kỹ năng cũng như trình độ ngoại ngữ của nhân sự được đào tạo tại Việt Nam, trong đó công ty đang dẫn đầu là FPT Soft, dự kiến tới 2030, sẽ cần tới 15 ngàn kỹ sư thiết kế chip. Tuy nhiên, trong khâu thiết kế này, Nvidia cũng mới thăm dò thị trường nhân lực của Việt Nam ở dịch vụ gia công một số khâu cơ bản.

Đối với khâu kiểm thử và đóng gói chip, phía Nam đã có Intel đang tiên phong trong mảng này. Nhà máy lắp ráp và đóng gói chip của Intel tại Khu công nghệ cao đã cam kết đầu tư hơn 4 tỷ đô và đang đảm nhận hơn 60% sản phẩm chip của tập đoàn. Giá trị xuất khẩu của Intel hàng năm đạt gần 60% tổng giá trị xuất khẩu của cả khu CNC, tương đương khoảng 24% kim ngạch xuất khẩu của cả TP.HCM.

Ở phía Bắc cũng đã có Amkor với một nhà máy OSAT (Outsourced Semiconductor Assembly Test) chuyên cung cấp dịch vụ đóng gói và kiểm thử chip, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm bán dẫn.

Đối với khâu sản xuất ra bán dẫn tấm wafer, ngoài số vốn đầu tư lớn hàng chục tỷ đô la, Việt Nam phải tập trung cao độ vào nguồn nhân lực kỹ thuật phần cứng mà nước ta đang có sẵn từ nguồn nhân lực của mảng kiểm thử và đóng gói chip. Đây cũng chính là tiền đề cho khâu sản xuất bán dẫn trong tương lai. Số lượng 35 ngàn kỹ sư trong mục tiêu đào tạo 50 ngàn kỹ sư là một trọng tâm đúng mà Việt Nam cần thực hiện, trong đó số kỹ sư có trình độ đào tạo từ thạc sỹ và tiến sỹ nên cao hơn số kỹ sư chỉ có bằng đại học.

Bài học thu hút FDI bán dẫn vào Việt Nam

Thành công của Việt Nam khi thu hút được các công ty về công nghệ trong làn sóng FDI thứ 2, cụ thể là tập đoàn Intel vào Việt Nam từ đầu năm 2006 là một dấu mốc lịch sử mở đường cho các dự án tỷ đô khác và các đại bàng công nghệ theo chân Intel vào Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam được xem là một cứ điểm sản xuất quan trọng và chiến lược cho những công ty như Intel, Samsung, Foxconn, Compal và Pegatron…, và cũng từ nhiều năm qua, Việt Nam đã ban hành rất nhiều quy định pháp luật vừa tiệm cận với các quy định trong khuôn khổ các thỏa thuận thương mại quốc tế, nhưng cũng vừa quá thận trọng trong cách diễn đạt dẫn đến sự chậm trễ trong việc tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục hành chính.

Trong giai đoạn đại dịch Covid và sau khi mở cửa trở lại, lãnh đạo khối doanh nghiệp FDI và các hiệp hội, các phái đoàn ngoại giao từ Hoa Kỳ, châu Âu và Hàn Quốc, Hong Kong… đã có các buổi đối thoại cùng doanh nghiệp với Thủ tướng và lãnh đạo thuộc Chính phủ về tháo gỡ các vấn đề liên quan đến thể chế, song khi xuống các cấp thực hiện vẫn chưa được thông thoáng.

Nhìn từ góc độ của chính sách và sự linh hoạt trong vận hành và ứng xử khi khép lại năm 2024, Việt Nam đã thu hút hơn 31,1 tỷ đô vốn FDI trong 11 tháng và có một nhà đầu tư sáng giá như Nvidia.

Đã đến lúc Việt Nam nắm lấy cơ hội lớn, cùng đồng hành với cam kết và tầm nhìn của các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực bán dẫn, như kỳ vọng của CEO Nvidia, là đưa Việt Nam trở thành "ngôi nhà thứ hai" của tập đoàn này và như kỳ vọng của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, là để “Việt Nam sớm trở thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển AI hàng đầu châu Á, tạo ra những đột phá cho các ngành công nghệ then chốt”.

Những việc lớn cần tiếp tục

Trong thời gian tới, dự báo tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn sẽ tiếp tục và có thể gia tăng hơn với sự quay trở lại Nhà trắng của Tổng thống Donald Trump; bên cạnh đó là xu hướng tiếp tục dịch chuyển ra nước khác của các nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.

Cùng với đó, các cuộc xung đột địa chính trị tại Ukraina - Nga vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại như mong muốn, hay căng thẳng giữa Israel - lực lượng Hamas và nguy cơ leo thang ở khu vực Trung Đông, sau khi Tổng thống Syria Assad đã phải sang tị nạn tại Nga... vẫn cho thấy một bức tranh toàn cầu còn nhiều bất ổn, phức tạp.

Khách quan thì Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng từ ảnh hưởng của địa chính trị thế giới. Các cuộc thăm và làm việc giữa các tập đoàn công nghệ, các nhà sản xuất lớn với cấp Chính phủ sẽ tiếp tục lan toả, thành công tương tự như câu chuyện của Nvidia.

Tuy nhiên, cơ hội từ sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ mở ra riêng cho Việt Nam, nó cũng mở ra cho nhiều quốc gia láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia.

Các nước này cũng rất nhanh nhạy và đang triển khai những hành động, luật lệ và các nghị định liên quan cũng như các biện pháp ủng hộ nhà đầu tư để thu hút thêm FDI. Do đó, sự cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước trong khu vực chính là một bài toán cân não giữa pull và push (kéo về - đẩy ra) với chiến thuật phù hợp, giữa sức ép về thời gian và phụ thuộc vào năng lực thuyết phục, đàm phán của các bên liên quan.

Từ kinh nghiệm của việc thu hút các nhà đầu tư lớn với số vốn đầu tư lên tới tỷ đô la như Intel, Samsung, First Solar, Amkor, Lego... cho thấy, để thành công, những thương vụ này đều đã phải trải qua nhiều vòng đàm phán.

Các vòng thăm dò bí mật cấp cao, các cuộc thương thảo mang tính kỹ thuật về các yêu cầu cụ thể bao gồm cả loại ưu đãi, các quy trình thủ tục khi tiến hành xây dựng, vận hành, xuất nhập khẩu và cả yêu cầu hỗ trợ khác như giao thông, nhân lực, an ninh hàng hoá… cho đến khi công bố ra báo chí, có khi phải mất từ 1-2 năm, chưa kể các vụ đàm phán tưởng chừng đã chốt nhưng vì một số lý do tế nhị, nhà đầu tư rút lui vào giờ chót.

Chính vì vậy, kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục nỗ lực nâng cao các mối quan hệ ngoại giao với chính quyền mới của Mỹ, với Nhật Bản, Hàn Quốc… để tận dụng các quy chế đối tác chiến lược toàn diện; các tỉnh thành phố phải chủ động tổ chức các tọa đàm kết nối với các nhà đầu tư FDI theo từng trọng tâm cụ thể và nên theo dõi, phản hồi cho các nhà đầu tư ngay sau các cuộc toạ đàm, tránh tình trạng có mở bài và thân bài nhưng không có kết luận chính thức bất kể thông tin sau cùng là khả thi hay không khả thi.

Bằng cách tận dụng các thế mạnh của Việt Nam và giảm thiểu những bất lợi còn tồn đọng, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là địa điểm lợi thế để thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại và sẽ đạt được sự thịnh vượng kinh tế lâu dài.

Ý kiến ( 0)
Chủ tịch Nvidia: Trí tuệ nhân tạo là cơ hội phi thường cho Việt Nam

Chủ tịch Nvidia: Trí tuệ nhân tạo là cơ hội phi thường cho Việt Nam

Tiêu điểm -  2 tuần

Sự hỗ trợ của Nvidia trong lĩnh vực AI sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát triển công nghệ cao và thúc đẩy Đông Nam Á trở thành điểm đến đổi mới sáng tạo.

FPT đầu tư 200 triệu USD xây nhà máy trí tuệ nhân tạo cùng Nvidia

FPT đầu tư 200 triệu USD xây nhà máy trí tuệ nhân tạo cùng Nvidia

Doanh nghiệp -  8 tháng

Thông qua nhà máy trí tuệ nhân tạo hợp tác cùng Nvidia, FPT sẽ cung cấp phần mềm, phần cứng, dịch vụ cho các lĩnh vực: công nghệ ô tô, sản xuất chế tạo, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm...

Nvidia lập cứ điểm hút nhân sự ngành bán dẫn toàn cầu về Việt Nam

Nvidia lập cứ điểm hút nhân sự ngành bán dẫn toàn cầu về Việt Nam

Tiêu điểm -  1 năm

“Cơ sở này sẽ là nơi thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới và đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái bán dẫn và số hóa tại Việt Nam”, ông Jensen Huang - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia cho biết thêm về kế hoạch của mình.

Việt Nam tăng tốc chuẩn bị tiến vào kỷ nguyên mới

Việt Nam tăng tốc chuẩn bị tiến vào kỷ nguyên mới

Leader talk -  10 phút

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc chuẩn bị cho sự khởi đầu bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hãy biến tổ chức của bạn thành tàu cao tốc

Hãy biến tổ chức của bạn thành tàu cao tốc

Leader talk -  5 ngày

Muốn biến tổ chức của bạn thành “cỗ máy tự hành”, bạn cần khơi dậy nguồn động lực tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Muốn làm như vậy, đầu tiên bạn phải thay đổi chính bản thân mình.

Cách nhà đầu tư Hàn Quốc chinh phục thị trường bất động sản Việt

Cách nhà đầu tư Hàn Quốc chinh phục thị trường bất động sản Việt

Leader talk -  6 ngày

Trò chuyện với ông Chung You Seok, Giám đốc điều hành Công ty Tổ chức Nhà quốc gia (N.H.O) về chiến lược phát triển và đánh giá của nhà đầu tư Hàn Quốc về thị trường bất động sản Việt Nam.

Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn

Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn

Leader talk -  1 tuần

Công nghiệp bán dẫn hứa hẹn là cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên trở thành trung tâm công nghệ cao hàng đầu khu vực và thế giới.

4 biến số gây sức ép lên kinh tế Việt Nam 2025

4 biến số gây sức ép lên kinh tế Việt Nam 2025

Leader talk -  1 tuần

Tỷ giá, ngoại thương, căng thẳng địa chính trị và nội tại nền kinh tế là những biến số cần chú ý trong năm 2025.

Essensia Sky: 'Hàng hiếm' tại Nam Sài Gòn

Essensia Sky: 'Hàng hiếm' tại Nam Sài Gòn

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Phú Long tổ chức sự kiện “đất lành hoa nở” ngày 14/12 thu hút gần 1.000 lượt khách tham quan, tìm hiểu dự án Essensia Sky – tháp đôi căn hộ đầu tiên trong quần thể dự án xanh – sức khỏe Essensia Nam Sài Gòn.

Rủi ro tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Rủi ro tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Tiêu điểm -  4 giờ

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm tới, một trong những điều cần lưu ý là nhu cầu hàng hóa của các nước phương Tây.

Vinh danh doanh nghiệp Sao Vàng Đất Việt 2024

Vinh danh doanh nghiệp Sao Vàng Đất Việt 2024

Tiêu điểm -  5 giờ

200 doanh nghiệp Sao Vàng Đất Việt 2024 sở hữu tổng tài sản năm 2023 lên tới 8 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu 799 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận 115 nghìn tỷ đồng.

Anh gia nhập CPTPP: Khai phóng tăng trưởng hành lang châu Á - Thái Bình Dương

Anh gia nhập CPTPP: Khai phóng tăng trưởng hành lang châu Á - Thái Bình Dương

Tiêu điểm -  6 giờ

Ở năm thứ sáu kể từ khi có hiệu lực, CPTPP kết nạp thêm nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới. Từ đây, những lợi ích toàn diện có thể được nhân lên.

Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán: Bài học đắt giá

Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán: Bài học đắt giá

Tủ sách quản trị -  7 giờ

Khám phá bí quyết đầu tư của những thiên tài chứng khoán, trích xuất bài học quản trị tài chính vượt thời gian, ứng dụng hiệu quả trong mọi hoàn cảnh thị trường.

Những điểm độc đáo tại Newtown Diamond không thể tìm thấy ở bất cứ đâu

Những điểm độc đáo tại Newtown Diamond không thể tìm thấy ở bất cứ đâu

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Sống tròn trải nghiệm ở Newtown Diamond, nơi giao thoa của bốn vùng tâm điểm, đạt sự cân bằng hoàn hảo giữa giao thương sầm uất và phú quý thảnh thơi.

Từ chảo rang, bột ngũ cốc Navan vươn ra toàn quốc

Từ chảo rang, bột ngũ cốc Navan vươn ra toàn quốc

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Khởi nghiệp từ chiếc chảo rang bên bếp củi, với công thức gia truyền từ các loại hạt dinh dưỡng nguyên sơ, chị Nguyễn Thị Kiều Trang đã đưa thương hiệu Bột ngũ cốc Navan trở nên quen thuộc trên khắp các vùng miền.