Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Nhật Hạ Thứ năm, 10/10/2024 - 11:37

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Kinh doanh và đầu tư ASEAN 2024. Ảnh: Nhật Bắc

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Kinh doanh và đầu tư ASEAN 2024 (ASEAN BIS) chiều 8/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định rằng mặc dù thế giới đang trải qua giai đoạn đầy biến động, ASEAN thống nhất trong đa dạng, tự lực, tự cường vẫn đứng vững và là tâm điểm của tăng trưởng.

Ông nhấn mạnh rằng doanh nghiệp và doanh nhân ASEAN đã góp phần quan trọng vào thành tựu này, bởi "nếu không có đội ngũ doanh nhân giỏi, kinh tế sẽ đình trệ và quốc gia khó thịnh vượng".

Thủ tướng cũng cảnh báo về những thách thức đang nổi lên và kêu gọi các doanh nghiệp ASEAN đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy tự cường để vượt qua các khó khăn như già hóa dân số, biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên.

Ông nhấn mạnh để đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050, các doanh nhân cần đẩy mạnh chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Công nghệ như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và Internet vạn vật đang len lỏi vào mọi lĩnh vực, vì vậy các doanh nghiệp phải tiên phong áp dụng để đón đầu xu hướng phát triển.

Ngoài ra, Thủ tướng đề xuất tăng cường kết nối giữa các nền kinh tế ASEAN, với trọng tâm là hạ tầng giao thông và hạ tầng số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Ông kêu gọi các quốc gia trong khu vực xây dựng hạ tầng chiến lược, thiết lập cơ chế thông thoáng và quản trị thông minh nhằm thúc đẩy hợp tác nội khối.

Thủ tướng cũng khẳng định rằng đổi mới sáng tạo là trụ cột giúp các quốc gia ASEAN tái tạo động lực tăng trưởng cũ, đồng thời tạo động lực mới như kinh tế số và kinh tế tri thức.

Doanh nghiệp ASEAN cần tiên phong trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Ông cũng chia sẻ về kinh nghiệm hội nhập của Việt Nam, dù gặp không ít thách thức nhưng đã xây dựng được môi trường kinh doanh lành mạnh và phát triển hạ tầng chiến lược.

Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin và sản xuất chip bán dẫn.

Do đó đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, như quy mô kinh tế đạt 430 tỷ USD, thuộc top 34 nền kinh tế lớn nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người đạt 4.300 USD.

Việt Nam cũng đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư quốc tế.

Thủ tướng kêu gọi các doanh nhân ASEAN và quốc tế tiếp tục đầu tư vào Việt Nam với tinh thần "lắng nghe, chia sẻ và cùng làm, cùng thắng".

‘ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm’

‘ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm’

Tiêu điểm -  18 giờ
ASEAN cần tự cường, đẩy mạnh kết nối và đổi mới sáng tạo để đối phó thách thức, vươn tầm phát triển trong bối cảnh toàn cầu biến động.
‘ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm’

‘ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm’

Tiêu điểm -  18 giờ
ASEAN cần tự cường, đẩy mạnh kết nối và đổi mới sáng tạo để đối phó thách thức, vươn tầm phát triển trong bối cảnh toàn cầu biến động.
ASEAN xem xét kế hoạch hành động về năng lượng sau 2025

ASEAN xem xét kế hoạch hành động về năng lượng sau 2025

Phát triển bền vững -  1 tuần

Kết quả hợp tác năng lượng 2016 - 2025 là cơ sở hoạch định kế hoạch hành động ASEAN sau 2025, nỗ lực thúc đẩy các giải pháp mới về chuyển dịch năng lượng

Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Leader talk -  2 tháng

Nếu quá trình phụ hồi tiếp tục được mở rộng, Việt Nam tiếp tục trên đà có được triển vọng sáng sủa hơn với dự báo mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay.

Chuỗi cung ứng ‘chạy’ tới ASEAN, Việt Nam đang ở đâu?

Chuỗi cung ứng ‘chạy’ tới ASEAN, Việt Nam đang ở đâu?

Tiêu điểm -  4 tháng

Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm phát triển trước tiềm năng tái thiết thương mại toàn cầu thông qua đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngành công nghiệp sản xuất và chế biến ngoài Trung Quốc.

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Nhịp cầu kinh doanh -  35 phút

Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Phát triển bền vững -  43 phút

Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Nhịp cầu kinh doanh -  49 phút

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  51 phút

Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Coaching – Quyền năng của nhà lãnh đạo tạo ảnh hưởng

Coaching – Quyền năng của nhà lãnh đạo tạo ảnh hưởng

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Coaching không chỉ là huấn luyện, mà là tạo điều kiện cho đội ngũ phát triển tiềm năng cao nhất của họ.

2 cuốn sách quản trị đạt giải sách hay 2024

2 cuốn sách quản trị đạt giải sách hay 2024

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Nhấn mạnh chiến lược phải phù hợp với cơ chế, con người và dự báo sự thay đổi toàn diện do AI mang lại là những cuốn sách quản trị đạt giải sách hay năm 2024.

Thị trường gọi xe: Cơ hội chiếm lĩnh ngôi vương của Xanh SM

Thị trường gọi xe: Cơ hội chiếm lĩnh ngôi vương của Xanh SM

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tốc độ phủ sóng và chiếm lĩnh thị phần là hiếm thấy, Xanh SM được nhận định sẽ sớm vượt qua Grab để thống lĩnh ngôi vị số 1 tại thị trường Việt Nam.