Bộ Công thương chờ JETP góp sáng kiến chuyển dịch năng lượng
Lãnh đạo Bộ Công thương thúc giục JETP có hành động cụ thể với cơ chế hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân.
Kết quả hợp tác năng lượng 2016 - 2025 là cơ sở hoạch định kế hoạch hành động ASEAN sau 2025, nỗ lực thúc đẩy các giải pháp mới về chuyển dịch năng lượng
Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42 (AMEM42), các bộ trưởng, trưởng đoàn các nước đã xem xét báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch hành động ASEAN về Hợp tác năng lượng (APAEC) giai đoạn II (2016-2025), để cân nhắc cho giai đoạn sau 2025, với nỗ lực thúc đẩy các giải pháp mới về chuyển dịch năng lượng.
AMEM42 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại thành phố Viêng Chăn của Lào trong các ngày 26 và 27/9. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự AMEM42.
AMEM42 đánh giá cao Lào, với vai trò nước chủ tịch, đã đạt được nhiều mục ưu tiên của ASEAN về năng lượng năm 2024, thúc đẩy triển khai kết nối khu vực thông qua biên bản ghi nhớ mở rộng lưới điện ASEAN (APG) và điều khoản tham chiếu (TOR) của các cơ quan liên quan đến APG.
ASEAN đã đạt được kết nối điện giữa Indonesia – Malaysia, Lào – Thái Lan – Malaysia – Singapore giai đoạn III, Brunei – Indonesia – Malaysia – Philippines, nhóm thương mại điện xuyên biên giới giữa Campuchia – Lào - Singapore.
Các quốc gia Nam Á cũng đã hoàn thiện dự thảo Thỏa thuận an ninh dầu khí ASEAN (APSA) trong năm 2024, ký kết nghị định thư sửa đổi và gia hạn biên bản ghi nhớ về đường ống dẫn khí ASEAN (TAGP).
Bao gồm, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS), tăng cường năng lượng tái tạo thông qua các khuôn khổ dài hạn, cải thiện các hoạt động cho hiệu quả năng lượng trong khu vực, tăng cường phối hợp chính sách khu vực để cùng đáp ứng với bối cảnh năng lượng toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.
Các nước thành viên ASEAN tiếp tục nỗ lực giảm dần nhà máy điện than thông qua việc áp dụng các công nghệ khử carbon; kế hoạch hợp tác năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và khuyến khích các đối tác tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật cho ASEAN đối với lò phản ứng mô-đun nhỏ.
Hội nghị cũng đánh giá cao nỗ lực của ACE trong việc hoàn thành báo cáo Triển vọng năng lượng ASEAN lần thứ 8 (AEO8) năm 2024; các khuyến nghị chính của IEA về việc áp dụng năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng
AMEM42 khuyến nghị của IRENA tăng cường phát triển nhiều nguồn năng lượng tái tạo và công nghệ khác nhau để tăng gấp ba lần công suất điện tái tạo toàn cầu vào năm 2030.
Hội nghị đã thông qua các Tuyên bố chung AMEM 42, AMEM+3, AMEM với các nước Đông Á. Malaysia sẽ là chủ nhà của AMEM 43 và các hội nghị liên quan trong năm 2025.
Một loạt các cuộc tiếp xúc song phương của Việt Nam
Bên lề AMEM42, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có các cuộc tiếp xúc song phương với trưởng đoàn các nước đối tác và tổ chức quốc tế.
Tại buổi tiếp, ông Ren Jingdong, Phó cục trưởng Cục quản lý Năng lượng quốc gia Trung Quốc (NEA), lãnh đạo hai bên cùng quan tâm trao đổi thúc đẩy hợp tác năng lượng tái tạo giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ông Dato’ Sri Haji Fadillah bin Haji Yusof, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi năng lượng và nước Malaysia đã chia sẻ quan điểm về tăng cường kết nối lưới điện khu vực ASEAN và lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam.
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy sáng kiến lưới điện ASEAN, sẽ tiếp tục trao đổi với các nước để nghiên cứu triển khai.
Ông Chansaveng Boungnong, Thứ trưởng Bộ Năng lượng và mỏ Lào đã thảo luận với phía Việt Nam về kết nối lưới điện qua biên giới Việt Nam – Lào, khung giá điện nhập khẩu từ Lào và hiệp định nhập khẩu than.
Việt Nam đánh giá cao hợp tác với Lào, sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ các hiệp định đã được Chính phủ hai nước ký kết.
Riêng nội dung về khung giá điện nhập khẩu từ Lào giai đoạn 2026 - 2030, Bộ Công thương đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ, sẽ triển khai khi có chỉ đạo cụ thể.
Thượng Nghị sỹ Josh Wilson, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Năng lượng và biến đổi khí hậu Úc, chia sẻ kế hoạch phát triển năng lượng, trao đổi về hợp tác phát triển năng lượng tái tạo trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Tại buổi làm việc với đoàn Việt Nam, bà Mary Bruce Warlick, Phó giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã thông báo về việc thiết lập Trung tâm Hợp tác khu vực của IEA tại Singapore nhằm đồng hành cùng các quốc gia trong khu vực để đạt được mục tiêu cung cấp năng lượng với giá thành hợp lý, tin cậy.
IEA mời Bộ Công thương tham dự Ủy ban toàn cầu về chuyển dịch năng lượng lấy con người làm trung tâm, cấp kỹ thuật hai bên sẽ tiếp tục trao đổi để làm rõ các vấn đề liên quan.
Đoàn Việt Nam cũng có cuộc gặp ngắn với bà Gauri Singh, Phó giám đốc Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), trao đổi về việc tham gia nghiên cứu của Việt Nam. Phía IRENA sẽ cung cấp thêm thông tin về cơ chế tham gia, quyền lợi, lợi ích của Việt Nam khi gia nhập.
Làm việc cùng ông Francisco da Costa Monteiro, Bộ trưởng Bộ Xăng dầu và tài nguyên khoáng sản Timor Leste, hai bên chia sẻ kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành dầu khí và trao đổi cơ hội hợp tác thăm dò khai thác dầu khí tại quốc gia này.
Lãnh đạo Bộ Công thương thúc giục JETP có hành động cụ thể với cơ chế hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân.
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành chính sách liên quan đến khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, hướng đến chuyển dịch năng lượng, thực hiện hóa mục tiêu giảm phát thải và phát triển bền vững, có thể kể đến như Quy hoạch điện VIII hay gần đây là cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Chuyển dịch việc làm theo hướng xanh hóa là yếu tố cấp thiết để đảm bảo thực hiện các mục tiêu bền vững và chuyển dịch năng lượng.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.