Tiêu điểm
Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện cho người từ TP.HCM về quê
Các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận lao động, người dân từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam trở về.

Trước tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam vẫn hết sức phức tạp, ngày 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có văn bản chỉ đạo triển khai một số biện pháp cấp bách hỗ trợ kịp thời cho khu vực này.
Theo đó, các địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận lao động, người dân từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam trở về gồm có kế hoạch chuyên chở người lao động về địa phương, thực hiện quy định cách ly, phòng chống dịch và chuẩn bị điều kiện cần thiết khác theo tinh thần hỗ trợ tối đa, không gây khó khăn, phiền hà cho người dân và các tổ chức liên quan; không để tình trạng quy trình, thủ tục phức tạp, kéo dài, gây bức xúc cho người dân.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu đảm bảo hàng hóa, nhu yếu phẩm đầy đủ, dồi dào và vận chuyển kịp thời từ các địa phương khác đến TP.HCM, không để thừa, thiếu cục bộ hoặc ứ đọng.
Hoạt động vận tải hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu giữa các địa phương và TP.HCM phải thông suốt và đảm bảo kiểm dịch.
TP.HCM và các tỉnh phía Nam sẽ được ưu tiên nguồn vắc-xin. Thủ tướng lưu ý bổ sung đối tượng ưu tiên là những người lao động phục vụ trong các lĩnh vực vận tải, vận chuyển, phân phối các hàng hóa, nhu yếu phẩm giữa các địa phương hoặc công nhân làm việc tại các doanh nghiệp tập trung, khu công nghiệp, cảng biển, các dịch vụ logistics quan trọng, thiết yếu và các đối tượng cần thiết khác theo yêu cầu thực tiễn phát sinh.
"Đây là những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong bối cảnh hiện nay đối với TP.HCM, các tỉnh, thành phố phía Nam với vai trò, vị trí là trung tâm kinh tế lớn nhất, là đầu tàu kinh tế và là vùng kinh tế trọng điểm", Thủ tướng nêu rõ.
Trước đó, ngày 7/7, Bộ Y tế đã quy định người từ TP.HCM đi 62 tỉnh, thành phải cách ly y tế tại nhà 7 ngày kể, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Tuy nhiên, đến ngày 14/7, thời gian cách ly người về từ TP.HCM đã được bộ điều chỉnh lên 14 ngày.
Tại cuộc họp trực tuyến với 26 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, Thủ tướng cho biết, dự báo sắp tới, tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn ở các địa phương, nhất là TP.HCM và các tỉnh phía Nam; còn các ổ dịch tiềm ẩn, chưa phát hiện hết trong cộng đồng và số lượng các ca lây nhiễm có thể tăng lên nếu không có những quyết sách, biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời hiệu quả.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, các chuỗi cung ứng có thể bị tác động mạnh.
Theo ông, đời sống sinh hoạt của một bộ phận người dân trong khu vực thực hiện cách ly, giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, Chỉ thị số 15 có thể bị tác động cả về vật chất và tinh thần.
Việc thực hiện này nếu không nghiêm, thiếu kiểm tra giám sát sẽ dẫn tới tâm lý chủ quan, lơ là, ỷ lại và gây ra hậu quả còn nặng nề hơn; cần tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành, các địa phương một cách nghiêm túc, chặt chẽ, toàn diện, đồng bộ; đồng thời thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.
Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung phân tích, đánh giá, dự báo, nhận định rõ những vấn đề phát sinh để chuẩn bị tốt hơn, có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nhằm kiềm chế, ngăn chặn, đầy đẩy lùi dịch bệnh. Thủ tướng nhấn mạnh, cần tận dụng “giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng” để thực hiện nghiêm các quy định, nhiệm vụ hiệu quả hơn, nhanh nhất có thể để khoanh vùng, cách ly tập trung, dập dịch và tích cực điều trị.
Được biết, sau khi ghi nhận nhiều ca nhiễm trong các doanh nghiệp mà công nhân ở rải rác tại các quận, huyện, lãnh đạo TP.HCM đã thảo luận với hiệp hội doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, lãnh đạo địa phương để áp dụng phương án cho phép các doanh nghiệp thực hiện theo hai phương thức.
Thứ nhất là “ba tại chỗ” gồm ăn nghỉ tại chỗ, sản xuất tại chỗ, sinh hoạt tại chỗ trong khuôn viên sản xuất nhưng cũng phải bảo đảm an toàn.
Thứ hai là “hai điểm, một con đường”. Tức là nếu nơi sản xuất không có chỗ bố trí ăn nghỉ thì phải bố trí bên ngoài và phải bảo đảm an toàn phòng dịch, tổ chức xe đưa đón tập trung từ nơi nghỉ đến nơi sản xuất. Nếu các doanh nghiệp bảo đảm các điều kiện an toàn và thoả mãn một trong hai phương thức, cùng với nhu cầu tiếp tục sản xuất thì cơ quan chức năng sẽ chuẩn bị để doanh nghiệp được sản xuất. Nếu không đảm bảo thì doanh nghiệp phải ngừng sản xuất.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, ngoài những doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, “hai điểm, một con đường”, thành phố cần nghiên cứu, xem xét các phương án cho doanh nghiệp sản xuất trở lại từng phần căn cứ trên diễn biến dịch bệnh.
Theo số liệu của Bộ Y tế, tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến sáng ngày 16/7 lên 38.675, ghi nhận ở 58 tỉnh thành, trong đó TP.HCM có 22.564 ca.
Thủ tướng yêu cầu dành tất cả những gì tốt nhất cho TP.HCM chống dịch
Giám sát chặt việc kinh doanh hàng hoá thiết yếu tại TP.HCM
Việc cung ứng hàng hoá tại TP.HCM đang diễn biến rất căng thẳng.
Doanh nghiệp tại TP.HCM không đảm bảo phòng dịch phải dừng hoạt động
Các doanh nghiệp phải bảo đảm vừa sản xuất, vừa có nơi ăn, nghỉ ngơi tại chỗ cho người lao động mới được hoạt động sản xuất.
Geleximco âm thầm gom cổ phần dự án rộng 35ha tại TP.HCM
Chủ đầu tư dự án Khu dân cư Phú Mỹ rộng 35ha tại Quận 7, TP.HCM là SCREC, một công ty do nhà nước sở hữu 51%. Nhưng phần lớn cổ phần còn lại của công ty này đã được nắm giữ bởi các công ty liên quan đến Geleximco.
Thủ tướng yêu cầu dành tất cả những gì tốt nhất cho TP.HCM chống dịch
15 ngày tới thực hiện chỉ thị 16 của TP.HCM được xem là ‘trận đánh quyết định’ trong phòng chống dịch của cả nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần “tất cả vì TP.HCM” và yêu cầu dành những gì tốt nhất cho thành phố chống dịch.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.