Phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ kinh nghiệm quốc tế

Phạm Sơn Thứ hai, 21/09/2020 - 16:57

Khủng hoảng rác thải là vấn nạn mang tính toàn cầu, đe dọa cả các nước phát triển và đang phát triển. Thực trạng rác thải ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của đô thị hóa và phát triển kinh tế đòi hỏi các quốc gia cần nỗ lực hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất.

Rác thải là vấn nạn mang tính toàn cầu.

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi phút có khoảng 1 triệu chai nhựa được sử dụng và thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa hàng năm, gây ra những áp lực nặng nề cho hệ sinh thái.

Đáng chú ý, không chỉ những quốc gia đang phát triển như Việt Nam hay Indonesia mà kể cả các nước hiện đại như Nhật Bản, Anh, Pháp cũng đã và đang phải đối mặt với khủng hoảng rác nhựa.

Tại Hội thảo Trực tuyến về các quy chuẩn tái sử dụng rác thải nhựa: Kinh nghiệm từ châu Âu và Đông - Đông Nam Á thuộc dự án Suy nghĩ lại về nhựa (EURP), các đại diện đến từ nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm của riêng quốc gia mình trong việc tăng cường tái chế rác thải nhựa, tiến tới thiết lập nền kinh tế tuần hoàn.

Tiếp cận từ chính sách

Katarina Grgas-Brus, Chuyên gia môi trường đến từ Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết, biến đổi khí hậu luôn là một trong những vấn đề được EC quan tâm hàng đầu.

Nhằm ngăn ngừa quá trình biến đổi khí hậu, EC đã ban hành thỏa thuận xanh với mục tiêu cắt giảm 100% khí thải nhà kính vào năm 2050, cùng với việc thực hiện các cam kết theo Hiệp ước Paris cũng như 17 mục tiêu phát triển bền vững thuộc Chương trình nghị sự 2030 do Liên hợp quốc đưa ra.

Đối với rác thải rắn, EC ban hành Chiến lược mới về Kinh tế tuần hoàn (CEAP 2020) với kế hoạch bao gồm 35 hành động trong vòng đời sản phẩm.

Theo bà Grgas-Brus, CEAP hướng tới phương châm cốt lõi là trao quyền cho người tiêu dùng, đặt người tiêu dùng làm trung tâm của hoạt động tái chế, bên cạnh việc tập trung vào một số ngành nghề nhất định, bao gồm bao bì, nhựa dùng một lần và dụng cụ đánh cá.

Cách tiếp cận từ người tiêu dùng được xem là giải pháp vẹn toàn do có tác động trực tiếp đến giai đoạn cuối vòng đời của sản phẩm. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng cũng là mục tiêu mang tính nền tảng nhằm triển khai các hoạt động của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam).

Hiện tại, các chuyên gia của EC đang tiếp tục theo dõi một số mô hình thí điểm và nghiên cứu đưa ra một chỉ thị mới, dự kiến được ban hành vào quý IV năm 2021.

Người gây ô nhiễm phải trả tiền

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, bà Likha Malai Alcantara, chuyên gia môi trường tại Philippines cho biết, các chính sách của Philippines hướng tới giải quyết rác thải nhựa thông qua nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Đây cũng chính là cách tiếp cận mới mà Bộ Tài nguyên và môi trường đã đặt ra trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), thông qua những điểm mới như thu phí rác thải theo khối lượng hay công cụ chính sách mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR).

Philippines là một quốc gia đang phát triển có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Nhận thức được vấn nạn rác thải nhựa từ rất sớm, chính phủ quốc gia này đã ban hành Luật quản lý chất thải rắn vào năm 2000, với các nội dung chính bao gồm bắt buộc phân loại chất thải, phát triển thị trường tái chế và đặt yêu cầu cụ thể cho chính quyền từng địa phương.

Trên cơ sở về khung pháp lý kể trên, các cơ quan chức năng của Philippines tiếp tục đề ra Kế hoạch phát triển 2017 – 2022 với trọng tâm thúc đẩy kinh tế bền vững, kinh tế tuần hoàn, xử lý rác thải thông qua đầu tư vào công nghệ tái chế, xây dựng cơ sở thu hồi nguyên vật liệu.

Bên cạnh những mục tiêu môi trường, các chính sách trên còn đặt trọng tâm vào việc thúc đẩy tạo thêm việc làm cho khu vực kinh tế xanh và khắc phục những cản trở đối với nhóm dễ bị tổn thương bởi ô nhiễm.

Tiêu chuẩn hóa sản phẩm lưu hành trên thị trường

Sabine Bartnik, Chuyên gia về phát triển bền vững người Đức giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn sinh thái được áp dụng tại các quốc gia thuộc nhóm EU, bao gồm EU CertPlast, EN15343 và nhãn dán sinh thái Blue Angel.

Các hệ thống trên hoạt động dựa trên tinh thần minh bạch và tạo động lực thực thi chính sách môi trường cho doanh nghiệp, thông qua sự đánh giá của đội ngũ kiểm toán viên độc lập, công khai và minh bạch.

Sử dụng quy trình đánh giá khắt khe, các kiểm toán viên đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp theo các nguyên tắc nhằm đảm bảo rác thải được xử lý tốt nhất, nâng cao tiêu chuẩn tái chế và truy xuất nguồn gốc rác thải.

Các doanh nghiệp nhận được chứng nhận sinh thái sẽ có năng lực cạnh tranh tốt trên thị trường nhờ vào chính sách nâng cao nhận thức và ý thức của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các chứng nhận chỉ có giá trị trong vòng một năm và ngày càng khắt khe, đặt ra yêu cầu nhà sản xuất không ngừng đổi mới, sáng tạo nhằm tối ưu hóa sự thân thiện với môi trường của sản phẩm.

Từ 3R tới 4R

Xử lý rác thải nhựa: câu  1
Nguyên tắc 3R trong việc hạn chế chất thải ra môi trường. Ảnh: PRO Việt Nam.

Dựa trên nguyên tắc 3R (Reduce – tiết giảm; Reuse – tái sử dụng, Recycle – tái chế) đang được nhiều tổ chức như PRO Việt Nam áp dụng, Liên minh Tái chế và vật liệu bền vững Philippines (PARMS) đưa ra hệ thống tiêu chuẩn 4R, bổ sung thêm tiêu chí Recover – thu hồi.

Theo EC, thu hồi là hoạt động sử dụng rác thải vào các hoạt động hữu ích và đem lại lợi nhuận nhưng không nhất thiết phải tạo ra sản phẩm vật chất, ví dụ như việc xử lý rác thải làm đầu vào cho sản xuất năng lượng.

PARMS hoạt động với mục tiêu đưa tái chế và kinh tế tuần hoàn trở thành mắt xích quan trọng cho nền kinh tế, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường, mà còn hướng tới tạo thêm việc làm và gia tăng lợi nhuận từ việc tham gia vào chuỗi cung ứng tái chế.

Ông Crispian Lao, Chủ tịch sáng lập PARMS cho biết, PARMS đưa ra các chiến lược tương đối tham vọng, bao gồm việc xử lý triệt để luồng rác thải kém chất lượng mà một số quốc gia khác trên thế giới thường bỏ qua.

Để thực hiện được mục tiêu này, PARMS mong muốn nhận được sự hỗ trợ và phối hợp từ các bên liên quan, bao gồm doanh nghiệp, người tiêu dùng và các bộ, ban, ngành chính phủ.

Bên cạnh đó, ông Lao cũng đánh giá cao các mô hình liên minh doanh nghiệp cùng chung tay hành động vì môi trường tương tự PARMS hay PRO Việt Nam. Theo đó, đây là một phương pháp để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội, sự tri ân tới người tiêu dùng và lòng biết ơn dành cho tạo hóa.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  1 ngày

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  1 ngày

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  2 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  4 ngày

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  1 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

Doanh nghiệp -  5 giờ

CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.

GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán

GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  7 giờ

Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Tài chính -  7 giờ

Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.

Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ

Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.

Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam

Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Leader talk -  9 giờ

Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.