Tài chính
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Trong gần bốn thập kỷ qua, kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, từ một khu vực nhỏ lẻ, manh mún trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế.
Về quy mô, theo số liệu của Cục Thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế.
Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP.
Tuy nhiên, khu vực này vẫn chưa được quan tâm phát triển đúng mức, phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản. Đặc biệt là về thể chế, tiếp cận vốn, đất đai, công nghệ và môi trường kinh doanh.
Để phát huy hết tiềm năng, cần có những cải cách mạnh mẽ nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững.
Động lực cho sự phát triển
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tổng cầu và do
vậy đóng vai trò quyết định tới tốc độ tăng trưởng.
Sự đóng góp này thể hiện qua đầu tư tư nhân, tiêu dùng của doanh nghiệp và các cơ sở kinh tế và đóng góp của kinh tế tư nhân cho xuất nhập khẩu.
Theo TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Vietnam, kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 30% kim ngạch xuất khẩu và 56% tổng đầu tư toàn xã hội, cao hơn nhiều so với khu vực kinh tế nhà nước (28%) và FDI (16%).
Chỉ cần đầu tư của khu vực này tăng 1% sẽ tạo ra giá trị tương đương với việc đầu tư công tăng 2,5% hoặc FDI tăng 3,5%. Do đó, phát triển kinh tế tư nhân là điều kiện tiên quyết để duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
Không như đầu tư công và FDI có nhiều hạn chế, tiềm năng mở rộng đầu tư từ khu vực tư nhân còn rất lớn nếu huy động được nguồn lực trong dân như vàng, ngoại tệ, đất đai, tiết kiệm.
Việc khuyến khích khu vực này phát triển sẽ giúp nâng cao năng lực nội sinh và hỗ trợ chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng đổi mới, sáng tạo.
Kinh tế tư nhân hiện tạo việc làm cho hơn 80% lực lượng lao động, giúp hàng triệu người thoát khỏi công việc có thu nhập thấp trong nông nghiệp để chuyển sang các ngành có năng suất cao hơn. Một công nhân trong doanh nghiệp tư nhân hiện có thu nhập gấp ba lần một nông dân bình thường.
Chia sẻ quan điểm về vai trò dẫn dắt của khối tư nhân, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ là bộ phận đông đảo, chiếm đại đa số trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam.
Nhóm này cũng có nhiệm vụ, có vai trò lớn nhất trong nền kinh tế khi tạo công ăn việc làm, giải quyết sinh kế cho đông đảo người dân. Do vậy, tính ổn định, sức chống chịu của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào lớp doanh nghiệp này.

Đặc biệt, ông Cung bổ sung vai trò quan trọng của các tập đoàn kinh tế lớn đối với nền kinh tế đó là phát triển những ngành nghề trụ cột, mang tính chiến lược của đất nước.
Hiện nay, trong quá trình phát triển, lớp doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ không thể thiếu vai trò dẫn dắt, định hướng của các tập đoàn kinh tế. Đây là "sếu đầu đàn" dẫn dắt, định hướng cộng đồng doanh nghiệp phát triển.
Trước bối cảnh mới, nguyên lãnh đạo CIEM cho rằng, đất nước không thể phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà cần tự chủ, phát huy sức mạnh của khu vực kinh tế tư nhân, lấy đó làm nền tảng.
Chủ trương thúc đẩy kinh tế tư nhân được xem là một bước chuyển quan trọng, tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển của khu vực này, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn.
Cần củng cố các chính sách hỗ trợ
Trong bối cảnh hiện nay, theo Phó Thống đốc thường trực Ngân
hàng Nhà nước Đào Minh Tú, mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đã có sự phát triển mạnh
mẽ trong thời gian qua nhưng các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn bởi
phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tiềm lực tài chính
và khả năng cạnh tranh.
Điều này càng đặc biệt trong bối cảnh năm 2025 dự báo cho thấy tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột địa chính trị, căng thẳng thương mại gia tăng và chi phí vay cao ở nhiều quốc gia.
Các khó khăn nêu trên sẽ tác động lớn đến nền kinh tế có độ
mở lớn như nước ta, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân.
Do đó, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan quản lý với các cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng như từ chính nỗ lực, chủ động của các doanh nghiệp.
Đóng góp thêm góc nhìn về các thách thức cho sự phát triển, TS Nguyễn Đình Cung nhận định doanh nghiệp tư nhân hiện vẫn đang gặp nhiều rào cản, đặc biệt là về thể chế khi chưa được hỗ trợ một cách hệ thống để khai thác hết tiềm năng.
Để đạt mục tiêu chiến lược rõ ràng nhằm xác định kinh tế tư nhân không chỉ là động lực quan trọng nhất của tăng trưởng mà còn là lực lượng tiên phong trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ông Cung cho rằng cần tập trung vào hai trụ cột chính.
Trước tiên là cải cách thể chế, loại bỏ các rào cản pháp lý chồng chéo, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, đảm bảo quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển mà không gặp rủi ro pháp lý.
Quan trọng không kém là những hỗ trợ vốn, mở rộng các kênh huy động vốn dài hạn, phát triển thị trường vốn với nhiều loại quỹ đầu tư, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực về tài chính, đất đai, công nghệ để mở rộng quy mô.
Nếu triển khai hiệu quả, chiến lược này sẽ huy động tối đa nguồn lực, phát huy tính sáng tạo của kinh tế tư nhân, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế.
Dưới góc độ quản trị, TS Lê Duy Bình cho rằng, để kích hoạt tiềm năng của kinh tế tư nhân, cần có những quyết sách mạnh mẽ nhằm củng cố quyền tự do kinh doanh, bảo vệ quyền tài sản và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Quản lý nhà nước cần chuyển từ hành chính sang sử dụng các nguyên tắc và công cụ thị trường, đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật không chỉ phục vụ quản lý mà còn đóng vai trò kiến tạo, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Các chính sách cần khuyến khích nghiên cứu, phát triển khoa học - công nghệ, tạo cơ chế hỗ trợ các hoạt động rủi ro cao nhưng mang lại đột phá về năng suất.
Điều này đòi hỏi áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, phát triển hệ sinh thái đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ.
Cùng với đó, cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân
thủ pháp luật, tăng tính minh bạch và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy
nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động trong môi trường an toàn, được bảo vệ
và có cơ hội làm lại khi thất bại. Nhờ đó, tinh thần khởi nghiệp và đầu tư mạo
hiểm sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng, phải xóa bỏ mọi quan niệm, định kiến để có cách ứng xử và hành động cụ thể đối với khu vực kinh tế quan trọng này.
Cục diện mới của kinh tế tư nhân
Một khu vực tư nhân năng động và có năng lực cạnh tranh cao là một bảo đảm vững chắc cho sự thịnh vượng của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới và bối cảnh thế giới mới.
Năm điểm nghẽn khiến kinh tế tư nhân mãi "không chịu lớn"
Doanh nghiệp tư nhân vẫn yếu thế trong quá trình phân bổ nguồn lực vật chất so với các khu vực doanh nghiệp khác. Đây là một trong những những trở ngại lớn cản trở kinh tế tư nhân phát triển phát triển.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.