Tiêu điểm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng, phải xóa bỏ mọi quan niệm, định kiến để có cách ứng xử và hành động cụ thể đối với khu vực kinh tế quan trọng này.

Nhiều rào cản khiến kinh tế tư nhân "không muốn lớn"
Tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, chiều 7/3, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, kinh tế tư nhân Việt Nam đã có những bước phát triển và trưởng thành vượt bậc, đóng góp to lớn vào nền kinh tế và quá trình đổi mới, phát triển đất nước, mặc dù trong điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn, bất cập.
Năm 2025 là năm rất quan trọng đánh giá việc thực hiện mục tiêu Đại hội XIII đã đặt ra, từ đó có cơ sở để đề ra mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Trong đó có mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trong bối cảnh phát triển đó, Tổng Bí thư nhận định, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất, nhất là cho tăng trưởng.
Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư việc phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm nghẽn, nhiều mục tiêu chưa đạt được.
Một số hạn chế, yếu kém của khu vực kinh tế tư nhân như: khu vực kinh tế tư nhân nước ta đông về số lượng nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế về quy mô, tiềm lực, năng lực cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế; thiếu vắng doanh nghiệp đầu đàn, dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế; liên kết trong nội bộ và liên kết với các khu vực kinh tế khác còn yếu kém.
Ngoài các doanh nghiệp tư nhân, lực lượng hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể rất lớn, nhưng "không muốn lớn", "không chịu lớn" bởi những ràng buộc, lo ngại về quy định, thủ tục đặt ra. Sự chủ động, sáng tạo, dám nghĩ lớn, vươn lên trong hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế.
Trình bày báo cáo đánh giá tại buổi làm việc với Tổng Bí thư, ông Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương cũng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong những năm qua đã có bước phát triển quan trọng, đóng góp trên 50% GDP, khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động. Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân vẫn đang gặp phải nhiều rào cản, trở ngại lớn, gây bức bối và ảnh hưởng sâu sắc tới việc phát huy vai trò, vị trí và khả năng đóng góp của khu vực này đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Hiện nay có thể coi là thời điểm không thể chậm trễ hơn phải xóa bỏ các rào cản, khơi dậy sức mạnh của khu vực kinh tế quan trọng này, góp phần quyết định vào thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 mà toàn Đảng, toàn dân ta đã đề ra và quyết tâm thực hiện.
Ông Quang cho rằng, Việt Nam cần có giải pháp chiến lược nhằm tạo đột phá phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới. Đây là những giải pháp vượt trội, có tính cách mạng, vừa giải quyết được hiệu quả những vấn đề đặt ra trước mắt, vừa tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, mạnh mẽ, lâu dài của kinh tế tư nhân trong thời gian tới.
Các giải pháp cần được xây dựng và triển khai thực hiện bảo đảm đồng bộ, toàn diện để tạo dựng môi trường chung thuận lợi, thông thoáng; tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực; thúc đẩy đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, doanh nhân.
Đồng thời, các giải pháp đột phá cần được xem xét để sớm tháo gỡ những điểm nghẽn căn bản, kéo dài nhiều năm và chưa được xử lý hữu hiệu đối với khu vực kinh tế này.
Sớm xây dựng nghị quyết về kinh tế tư nhân
Để phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân, Tổng Bí thư cho rằng, trước hết phải thay đổi được trong tư duy, nhận thức, thì mới thay đổi được trong cách "ứng xử" và hành động, chính sách cụ thể đối với khu vực kinh tế quan trọng này. Kinh tế tư nhân cần được nhìn nhận là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.
Hai là phải có chiến lược rõ ràng cho phát triển của khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế, với không gian địa kinh tế, địa chính trị của đất nước và có tính tới những biến đổi của địa kinh tế, địa chính trị thế giới nhằm bảo đảm cho kinh tế tư nhân có đủ sức phát triển với khả năng thích ứng, khả năng chống chọi và khả năng cạnh tranh cao.
Ba là cần tập trung nâng cao một bước cơ bản về hạ tầng và nhân lực phục vụ phát triển chung, bao gồm cả các hạ tầng cứng như giao thông, đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng về thông tin, số liệu, dữ liệu để phục vụ kết nối, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông minh...
Việc đào tạo nhân lực nói chung, nhất là phát triển nhân lực chất lượng cao, nhân lực nhân tài theo định hướng phát triển các lĩnh vực mũi nhọn cần có chính sách rất cụ thể để phát triển.
Thứ tư, theo Tổng Bí thư, điểm cốt yếu để tạo đột phá là tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế. Do đó, môi trường đầu tư, kinh doanh cần nhanh chóng được cải thiện, xóa bỏ các rào cản, trở lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp, thực hiện nhất quán quan điểm "người dân và doanh nghiệp được phép làm những gì mà pháp luật không cấm".
Năm là tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia để thúc đẩy phát triển khu vực này. Trong đó, phải giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng vươn lên trở thành doanh nghiệp lớn.
Sáu là tiếp tục đổi mới, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đặc biệt là phải giải quyết được một cách căn bản, hữu hiệu những bất cập, yếu kém trong khâu tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng.
Tổng Bí thư đề nghị Ban Chính sách, chiến lược Trung ương tích cực phối hợp với Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan trong xây dựng nghị quyết về kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị ban hành và sớm đưa các nghị quyết của Đảng nhanh chóng và thực sự đi vào cuộc sống.
Cục diện mới của kinh tế tư nhân
Năm điểm nghẽn khiến kinh tế tư nhân mãi "không chịu lớn"
Doanh nghiệp tư nhân vẫn yếu thế trong quá trình phân bổ nguồn lực vật chất so với các khu vực doanh nghiệp khác. Đây là một trong những những trở ngại lớn cản trở kinh tế tư nhân phát triển phát triển.
Làm gì để kinh tế tư nhân phát triển?
ít người dám chỉ ra nguyên nhân sâu xa hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân để qua đó có thể tìm ra giải pháp khả thi.
TS. Trần Đình Thiên: Kinh tế tư nhân vẫn rất nhỏ bé và yếu kém
Theo TS. Trần Đình Thiên, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đang quá ít các tập đoàn tư nhân lớn, càng ít tập đoàn lớn định hướng đầu tư sản xuất mà chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.