Khởi nghiệp
Tìm ra quán quân Finnovation 2022
Cuộc thi sinh viên khởi nghiệp công nghệ tài chính (Finnovation) 2022 đã tìm ra đội quán quân là Zinance từ 200 dự án sau 5 tháng triển khai.

Trải qua ba vòng thi sôi nổi và các hoạt động đào tạo, huấn luyện, Finnovation 2022 đã xác định ra 5 đội xuất sắc nhất bước vào chung kết tranh ngôi quán quân. Đó là các đội thi: The Faunaverse, WeShare, Mediaverse, GOVO, Zinance.
Với ý tưởng mới mẻ và tiềm năng đi ra thị trường cao kết hợp với khả năng thuyết trình và trả lời câu hỏi tốt, đội Zinance đã vượt lên bốn đội còn lại để giành chức vô địch Finnovation 2022.
Đây là giải pháp giáo dục tài chính dựa trên game hóa và học để kiến tiền để nâng cao hiểu biết tài chính cho thế hệ Z.
Ngôi á quân thuộc về hai đội WeShare, Mediaverse. Trong đó, WeShare là nền tảng quyên góp từ các đơn hàng mua sắm trực tuyến mà không phát sinh chi phí cho người dùng. Mediaverse là giải pháp truyền thông trên nền tảng metaverse (vũ trụ ảo) cho lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.
Và cùng về ở vị trí thứ ba là hai đội Govo, Faunaverse. Trong đó, Govo là nền tảng kết nối và gọi vốn giữa startup với nhà đầu tư thông qua hợp đồng thông minh, tiền mã hóa và blockchain. Faunaverse là dự án NFT/metaverse tận dụng thời trang số để gây quỹ bảo tồn biển và động vật hoang dã.
Ngoài tiền mặt và hiện vật, các dự án này sẽ được hướng dẫn và tạo điều kiện tham gia các chương trình gọi vốn quốc gia thông qua thị trường trong nước và quốc tế cũng như nhận được nhiều hỗ trợ trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Finnovation 2022 ra đời chính là nhằm mục tiêu cung cấp cho thị trường fintech nhiều tiềm năng những ý tưởng đột phá, những dự án có thể đầu tư để đi vào thực tế.
“Finnovation là cuộc thi kích hoạt cho các hoạt động đổi mới sáng tạo mở quốc gia về lĩnh vực tài chính, tài sản; định hướng là môi trường mở cho khởi nghiệp sáng tạo mở trong tương lai", ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cho biết.
Theo báo cáo của Statista (Đức), toàn thị trường fintech Việt Nam chỉ có 67 công ty vào năm 2015 nhưng con số này lần lượt tăng lên 94 vào năm 2017 và 141 công ty vào năm 2020. Giá trị giao dịch thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam tăng đều đặn và nhanh chóng trong suốt các năm từ 2017 đến 2021. Tính đến năm 2021, giá trị giao dịch thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam đạt 12,922 triệu USD và dự đoán sẽ tăng lên 22,056 triệu USD vào năm 2025…
Năm 2021, trong tổng số doanh nghiệp khởi nghiệp mới, có gần 70% doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực fintech, cho thấy lĩnh vực fintech tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và có tiềm năng rất lớn.
Dòng chảy của các fintech tại Việt Nam
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.