Khởi nghiệp
Dòng chảy của các fintech tại Việt Nam
Tại Việt Nam, số lượng các công ty fintech tăng thêm khoảng 150-200 công ty trong năm vừa qua, giá trị đầu tư có những quý lên đến hàng hàng trăm triệu USD vào các công ty fintech Việt.
Lĩnh vực tài chính ở Việt Nam đang ở trong giai đoạn chuyển đổi và dự kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tiếp theo nhờ vào công nghệ và kỹ thuật số.
Ông Võ Tấn Long, Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam cho biết, sự tính đến 2025, số lượng tài khoản tham gia vào thị trường thanh toán Việt Nam lên đến 105 triệu, vượt dân số Việt Nam. Giá trị giao dịch lên tới hàng chục tỷ USD trong một vài năm tới.
Song song với các ngân hàng, còn có những công ty fintech, những công ty sử dụng cung cấp những dịch vụ tài chính - ngân hàng. Tại Việt Nam, số lượng các công ty fintech tăng thêm khoảng 150-200 công ty trong năm vừa qua, giá trị đầu tư có những quý lên đến hàng hàng trăm triệu USD vào các công ty fintech Việt.
Điều này khiến thị trường, đặc biệt là nhu cầu và hành vi của người dùng các dịch vụ tài chính thay đổi hoàn toàn, từ đó hình thành các xu hướng tài chính dự kiến được ứng dụng nhiều trong tương lai.
Đầu tiên, trải nghiệm khách hàng là ưu tiên quan trọng nhất. Ngoài ra, các ngân hàng ngày càng tập trung vào việc tương tác và nâng cao trải nghiệm khách hàng đa kênh thông qua tăng cường tương tác trên suốt hành trình trải nghiệm.
Tiếp theo là sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng số trực tuyến (Neobank). Dựa trên sự vận hành bởi kỹ thuật số 100%, Neobank hoạt động mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ các cơ sở ngân hàng truyền thống.
Một xu hướng lớn khác là công nghệ giọng nói. Chẳng hạn, Ngân hàng Quốc tế VIB đã hỗ trợ giao dịch bằng giọng nói, theo đó, thay vì nhập thông tin bằng phím bấm, người dùng MyVIB 2.0 chỉ cần đọc câu lệnh để thực hiện chuyển khoản, nạp tiền, mở, khóa thẻ.
Xu hướng thứ 4 liên quan đến công nghệ quản lý tự động và hạn chế rủi ro cho dịch vụ tài chính và ngân hàng. Công nghệ vận hành theo cơ chế đã được quy định sẽ cho phép các doanh nghiệp sử dụng phần mềm để đơn giản hóa tất cả các quy trình tuân thủ liên quan đến luật và quy định của nhà nước.
Cuối cùng là tài chính phi tập trung (Decentralized Finance - DeFi). Nhiều công ty fintech và ngân hàng thời đại mới hứa sẽ cung cấp thêm quyền kiểm soát cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, thực tế, trong hầu hết các trường hợp, các ngân hàng vẫn quản lý tài sản và khách hàng phải tin tưởng vào ngân hàng để chăm sóc tốt. Nhiều nhà phát triển đang tạo ra các sản phẩm tài chính sáng tạo hướng tới các giao thức nguồn mở để trao đổi tài sản thông qua các nền tảng phi tập trung.
Đó là với khách hàng cá nhân, còn với nhóm khách hàng doanh nghiệp, khi các giải pháp và công nghệ tài chính phát triển, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ tài chính để giải quyết các khó khăn hiện tại.
Ứng dụng tài chính nhúng để tiếp cận và mở rộng khách hàng; kết hợp với các ứng dụng để trả lương linh hoạt cho nhân viên; ứng dụng tài chính chuỗi cung ứng cho hệ thống phân phối sản phẩm, tích hợp các giải pháp thanh toán/ sản phẩm tài chính trên những nền tảng sẵn có của doanh nghiệp để tạo thêm giá trị và tối ưu trải nghiệm khách hàng.
Với xu hướng tài chính nhúng (Embedded Finance - sự tích hợp liền mạch của các dịch vụ tài chính được các công ty phi tài chính) và mô hình mua ngay trả sau (Buy Now, Pay Later), cách các doanh nghiệp truyền thống đang thu hút tài chính ở một cấp độ hoàn toàn mới bằng cách tích hợp cơ chế tài chính vào kế hoạch kinh doanh tổng thể của họ.
Tương lai của dịch vụ tài chính vượt ra ngoài các cơ chế phân phối, các sản phẩm và dịch vụ truyền thống. Việc mở rộng sử dụng dữ liệu và phân tích ứng dụng đã cho phép nhúng các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, gửi tiền và cho vay trong các giải pháp và công ty phi tài chính.
Kết quả là doanh nghiệp có thể tạo thêm nhiều giá trị cho người tiêu dùng và tối ưu trải nghiệm của họ, từ đó gia tăng lòng trung thành cho khách hàng hiện tại, đồng thời thu hút và mở rộng thêm lượng khách hàng tiềm năng
Mô hình "Mua ngay trả sau" là một trong những ứng dụng của tài chính nhúng giúp mở rộng tệp khách hàng ở phân khúc thu nhập thấp hơn và tệp khách hàng không có hoặc không muốn sử dụng thẻ tín dụng có thể tiếp cận với các giải pháp tài chính dễ dàng.
Về mô hình "trả lương linh hoạt" với các nền tảng như: Vui App, Gimo… các doanh nghiệp hiện đang có xu hướng liên kết với ngân hàng hay các công ty fintech để cho phép doanh nghiệp áp dụng chính sách trả lương linh hoạt.
Điều này giúp doanh nghiệp giảm các gánh nặng về mặt dòng tiền cũng như cho phép người lao động tạm ứng tiền lương và nhận tiền lương sớm hơn so với kỳ hạn, tạo động lực cho người lao động làm việc.
Cuối cùng là tài chính chuỗi cung ứng. Sự bùng nổ của TMĐT tạo đòn bẩy để chuỗi cung ứng phát triển bền vững. Những doanh nghiệp điều chỉnh được phương thức kinh doanh và mô hình hoạt động, đồng thời tạo ra các chuỗi cung ứng linh hoạt hơn để đáp ứng sự bùng nổ của TMĐT, sẽ là những người dẫn đầu cuộc đua trong thời điểm bất ổn hiện nay.
Hơn nữa, fintech còn góp phần tăng cường tự động hóa trong hoạt động gửi - rút tiền và quản lý quỹ để rút ngắn thời gian chuyển đổi của tiền trong chuỗi cung ứng thông qua việc giới thiệu và khuyến khích sử dụng việc ghi chép điện tử đối với các giao dịch liên quan đến tiền và cho vay dựa trên tài sản.
Startup công nghệ là động lực mới cho tăng trưởng quốc gia
Startup AirCity giải quyết nỗi đau của người cho thuê nhà
AirCity hiện tại đang giúp 12 đối tác của mình quản lý 40 tòa nhà với hơn 500 căn hộ dịch vụ tại TP. HCM, Hà Nội và Cần Thơ.
Mở nhà hàng trên ứng dụng gọi xe
Trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà bán hàng hoạt động trên GoFood tăng 83% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng trong tháng 6, số cửa hàng mới lên nền tảng tăng 21% so với tháng liền trước, và tăng 31% so với trung bình 3 tháng đầu năm 2022.
Chuỗi The Coffee House lần thứ 4 thay tướng
Trước The Coffee House, CEO Ngô Nguyên Kha từng điều hành 2 doanh nghiệp khác trực thuộc hệ sinh thái Seedcom là Juno (Công ty Cổ phần Seedcom Fashion Group) và Hnoss (Công ty Cổ phần Hnoss).
Chuỗi Tiện Ngay tăng tốc mở cửa hàng tài chính đa tiện ích
Cứ 3 ngày mở thêm 1 cửa hàng mới, mục tiêu của chuỗi Tiện Ngay (TienNgay.vn) tới cuối năm nay sẽ cán mốc 100 cửa hàng tài chính đa tiện ích trên toàn quốc, và trở thành hệ thống bán lẻ tài chính hàng đầu Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.