Tài chính
Tín dụng cuối năm kỳ vọng tăng trưởng trở lại
Phân tích của các công ty chứng khoán cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ hồi phục mạnh, dự kiến từ tháng 10, khi các địa phương dần gỡ bỏ các lệnh giãn cách và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở cửa trở lại.
Theo NHNN, tăng trưởng tín dụng đạt 7,4% sau 8 tháng đầu năm, với mức dư nợ tuyệt đối đạt trên 680 nghìn tỷ đồng. Sau khi tăng chậm trong nửa đầu năm, trong tháng 7 và tháng 8 tín dụng tiếp tục mức tăng tích cực, lần lượt là 0,69% và 1,13%.
Nhóm phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu thiệt hại từ đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất kinh doanh do lệnh giãn cách từ chỉ thị 16 ở nhiều địa phương.
So với cùng kỳ, sau 8 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt mức 4,82%, như vậy, mức tăng trưởng trong 8 tháng năm nay gấp khoảng 1,5 lần năm ngoái.
Trong các tháng cuối năm, BVSC cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục hồi phục mạnh, dự kiến từ tháng 10, trong kịch bản các địa phương dần gỡ bỏ các lệnh giãn cách và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở cửa trở lại.
Năm ngoái, riêng trong quý 4/2020 khi các hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và các hoạt động dịch vụ du lịch nội địa bắt đầu được mở cửa trở lại, dư nợ tín dụng tăng từ 6,08% (cuối tháng 9) lên 12,13% vào cuối năm.
Có thể thấy, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và việc tiêm vaccine Covid-19 tiếp tục được triển khai tích cực, nhu cầu tín dụng sẽ bật tăng và nhiều khả năng NHNN cũng sẽ cấp thêm room tín dụng cho các ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoạt động.
Thực tế, nhiều ngân hàng đã được cấp thêm room tín dụng thời gian gần đây. Việc nới room tín dụng phụ thuộc vào tình hình của các ngân hàng, mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và mức độ hỗ trợ lãi suất.
Theo thống kê của Công ty chứng khoán BIDV (BSC), có khoảng 13 ngân hàng được nới room tín dụng đợt này. Trong đó, Techcombank và TPBank là 2 ngân hàng được cấp mức tăng trưởng tín dụng cao nhất là 17,1% và 17,4%.
Room tín dụng được nới mạnh do CAR theo Basel II của cả 2 ngân hàng đều ở mức cao, danh mục đầu tư rộng và không tập trung quá nhiều vào các ngành nghề rủi ro.
Các nhà băng khác được nới tăng trưởng tín dụng trong năm nay lên 9,5%-15%, so với mức cũ khoảng 6,5-12%. Cụ thể, các ngân hàng được nới room tín dụng lên trên 13% gồm: MSB (16%), MB (15%), VIB (14,1%), ACB (13,1%), LienVietPost Bank (13,1%). Các ngân hàng còn lại được nới room lên mức từ 9,5-12,5% gồm: Vietcombank (12,5%), VPBank (12,1%), SHB (10,5%), Sacombank (10,5%), OCB (10%), Vietinbank (9,5%).
Việc hỗ trợ lãi suất bắt đầu từ tháng 7/2021 khiến các ngân hàng giảm thu nhập lãi trong quý 3 nhưng BSC tin rằng lợi nhuận có thể hồi phục vào quý 4 khi dịch bệnh được kiểm soát và nhu cầu tín dụng phục hồi trở lại.
Báo cáo của BSC dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng năm 2022 sẽ tăng lên mức 22,2% (so với mức 18,4% dự báo trước đó) nhờ kinh tế phục hồi sau dịch và mức nền lợi nhuận thấp hơn trong năm 2021.
Sản lượng thép Hòa Phát giảm mạnh do giãn cách xã hội
Khối ngoại bất ngờ mua ròng nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán
Sự trở lại của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang lấy lại đà tăng. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu VIB quý I/2025 xuống đáy 5 năm
Để cải thiện lợi nhuận trong quý I/2025, VIB đã mạnh tay cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro, kéo theo tỷ lệ bao phủ nợ xấu xuống mức thấp nhất 5 năm.
Chuyên gia dự báo giá vàng có thể chạm ngưỡng 4.000 USD/oz
Giá vàng được dự báo tăng mạnh lên 4.000 USD/ounce vào quý I/2026 khi uy tín của Mỹ suy giảm và Fed đối mặt nguy cơ mất tính độc lập.
NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 19.200 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Áp lực nợ xấu bào mòn lợi nhuận ngân hàng OCB quí I/2025
Áp lực nợ xấu cùng chi phí gia tăng khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của OCB chỉ đạt xấp xỉ 900 tỷ.
Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt
Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.
'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.
Khối ngoại bất ngờ mua ròng nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán
Sự trở lại của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang lấy lại đà tăng. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành.
Quản trị trong thời khủng hoảng
Cuốn sách kinh điển "Quản trị trong thời khủng hoảng" của Peter Drucker cung cấp tư duy chiến lược giúp CEO điều hướng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái định hình tăng trưởng.
Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025
Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.
Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.