Tài chính
Tín dụng tính đến 20/6 chỉ đạt 3,13%
Số liệu của Tổng cục thống kê cho biết tăng trưởng tín dụng tính đến 20/6 đạt 3,13% trong khi cùng kỳ năm trước tăng 8,51%.
Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê (GSO), tính đến thời điểm 20/6/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,53% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm trước tăng 3,3%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,26% (cùng kỳ năm trước tăng 3,97%).
Tăng trưởng tín dụng tính đến 20/6 đạt 3,13% trong khi cùng kỳ năm trước tăng 8,51%. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước thông tin tăng trưởng tín dụng tính đến 15/6 đạt 3,36% so với cuối năm trước.
Tổng cục Thống kê cho biết tăng trưởng tín dụng thấp cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu là do cầu tín dụng giảm mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu thiếu đơn hàng, ngoài ra một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý.
Từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023, NHNN đã điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất với mức giảm từ 0,5% đến 2%/năm. Cụ thể, giảm 1,5%/năm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, giảm 2%/năm lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD; giảm 0,5-1,25%/năm lãi suất tối đa tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Theo Tổng cục Thống kê, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất tiền gửi và cho vay có xu hướng giảm dần. Cụ thể, lãi suất tiền gửi bình quân của các ngân hàng thương mại khoảng 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân đồng Việt Nam ở mức khoảng 8,9%/năm (giảm 1%/năm so với cuối năm 2022). Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo đúng chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tỷ giá trung tâm được điều hành linh hoạt, phù hợp, đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát. Đến ngày 22/6/2023, tỷ giá trung tâm ở mức 23.732, tăng 0,51% so với thời điểm cuối năm 2022.
Từ tháng 2/2023, Ngân hàng Nhà nước đã giao tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng, với mức tăng bình quân 11%. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 đề ra ngay từ đầu năm là 14 - 15%, hiện tại vẫn duy trì mục tiêu này. Hạn mức cho vay của các ngân hàng còn nhiều và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế đang dồi dào.
Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng thấp do một số nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan.
Cụ thể, tín dụng giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm, một số doanh nghiệp lớn không có nhu cầu tín dụng, trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn lại khó đáp ứng được điều kiện mà ngân hàng đưa ra.
Dù tín dụng tăng chậm, nhưng các ngân hàng không hạ chuẩn tín dụng. Ngược lại, tăng trưởng tín dụng luôn đi kèm với nguyên tắc là không hạ chuẩn tín dụng. Bởi nếu hạ chuẩn đồng nghĩa với rủi ro tăng nợ xấu, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Thực tế hiện nay, tại một số ngân hàng, nợ xấu nội bảng vẫn dưới 3%, nhưng nợ tiềm ẩn đang có dấu hiệu tăng.
Với xu hướng lãi suất giảm dần, tín dụng được kỳ vọng sẽ cải thiện trong thời gian tới. Mặc dù vậy, lãnh đạo không ít ngân hàng chia sẻ, trong lúc này tìm được khách hàng tốt để cho vay rất khó, nhất là khi các ngân hàng cạnh tranh trong cho vay. Ngược lại, một lãnh đạo của Vietcombank cho hay, nhu cầu trả nợ trước hạn của một bộ phận khách hàng gia tăng, nhằm giảm áp lực lãi vay, cho dù mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay đã giảm so với cuối năm 2022.
SHB dành 600 triệu đồng ưu đãi cho khách hàng mở thấu chi và thẻ tín dụng
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.