Doanh nghiệp loay hoay trong ma trận thủ tục pháp lý đất đai
Theo nhiều chuyên gia, việc sửa đổi các vướng mắc pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản thời gian vừa qua chưa thực sự hiệu quả vì chưa được thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ.
Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đã dần trở lại sau hai năm dịch bùng phát.
Tình hình đăng ký doanh nghiệp quý I năm 2022 có nhiều khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế tăng 21%, trong đó vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động tăng 34,5%, theo Tổng cục Thống kê.
Cả nước có 34,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 471,2 nghìn tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp tăng 18% và số vốn tăng 5%.
Tổng số lao động đăng ký trong các doanh nghiệp này là 243,5 nghìn lao động, giảm 1%.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong quý I đạt 13,6 tỷ đồng, giảm 11%.
Nếu tính cả 706,7 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 11,8 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế Việt Nam trong quý I năm nay là 1.177,9 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó còn có 25,6 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động (tăng 73,6% so với cùng kỳ năm 2021), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong quý đầu năm nay lên 60,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước.
Vậy trung bình mỗi tháng có 20 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Theo khu vực kinh tế, quý I có 519 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản thành lập mới, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; 9 nghìn doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng, tăng 10,7%; 25,1 nghìn doanh nghiệp dịch vụ, tăng 21%.
Theo lĩnh vực hoạt động, hầu như các ngành đều có số doanh nghiệp thành lập mới tăng trong quý I, điển hình là kinh doanh bất động sản (tăng 47,2%); y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 39,3%); vận tải kho bãi (32.5%).
Ba ngành đều trở nên kém hấp dẫn hơn so với cùng kỳ năm trước khi có số doanh nghiệp thành lập mới giảm gồm sản xuất phân phối, điện, nước, gas giảm mạnh nhất 31,7%; giáo dục và đào tạo giảm 24,8%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 6,2%.
Mặt khác, trong quý I năm 2022, cả nước có 35,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm trước; 11,3 nghìn doanh nghiệp chờ giải thể, tăng nhẹ 0,1%.
Còn số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 4,3 nghìn, giảm 16,7%, trong đó có gần 3,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 20%; còn 63 doanh nghiệp có quy mô trên 100 tỷ đồng, tăng 29%.
Theo đó, trung bình mỗi tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 1592 doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 453 doanh nghiệp; xây dựng có 375 doanh nghiệp; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 298 doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản có 262; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 226.
Về tốc độ giải thể, ngành kinh doanh bất động sản có số doanh nghiệp giải thể tăng mạnh nhất với 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, ngành khai khoáng; nghệ thuật, vui chơi và giải trí lại có số doanh nghiệp giải thể giảm sâu lần lượt 22% và 19%.
Chia sẻ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ông Bùi Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng các con số trên phần nào cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đã dần trở lại sau hai năm dịch Covid-19 bùng phát.
Tình hình đăng ký doanh nghiệp tại một số địa phương lớn có sự khởi sắc rõ nét. Điển hình như TP.HCM ghi nhận lượng doanh nghiệp mới ra đời tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, còn Hà Nội – địa phương đang có số ca nhiễm cao nhất cả nước – cũng có lượng doanh nghiệp mới tăng 6,6%.
Ở chiều ngược lại, tất cả các ngành kinh doanh chính đều có số lượng doanh nghiệp giải thể giảm.
"Điều này cho thấy sức chống đỡ của doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều, hoặc doanh nghiệp đã tìm thấy các cơ hội kinh doanh tốt hơn để tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình", ông Tuấn nói.
Bên cạnh đó, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II tới với 82,3% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý I năm 2022.
Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với 84,7% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý II năm 2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý I năm 2022.
Tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân lần lượt là 83,6% và 81,2%.
Hơn 83% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất, đơn đặt hàng và đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trong quý II năm 2022 so với quý trước đó.
Theo nhiều chuyên gia, việc sửa đổi các vướng mắc pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản thời gian vừa qua chưa thực sự hiệu quả vì chưa được thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ.
Thuduc House, Vimedimex hay xa hơn Ocean Group, Thien Thanh Group là những doanh nghiệp có lãnh đạo bị vướng vòng lao lý đều phải đối mặt với thách thức cực lớn, thậm chí không bao giờ lấy lại vị thế trước đó.
Mức tăng trưởng nhanh hơn trong cả phân khúc trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đã thúc đẩy thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đạt tới 91,5 tỷ USD vào cuối tháng 12/2021, theo dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mới chỉ tập trung vào sắp xếp, thoái vốn, cổ phần hoá, chưa có giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Sở hữu không gian thương mại tinh tế, sang trọng với những đặc quyền được “may đo” cho giới tinh hoa, Elite Boutique hứa hẹn là mô hình kinh doanh “hái ra tiền” trong bối cảnh các khách hàng thượng lưu ngày càng chú trọng đến các trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa.
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Một doanh nghiệp hiểu rõ tiền là gì, kinh tế vận hành ra sao, và chính sách tác động thế nào đến hành vi thị trường, sẽ có khả năng đưa ra quyết định chính xác hơn.
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
Sự kết hợp không tưởng giữa hai dịch vụ vốn không liên quan là SIM số và nhà thuốc lại cho thấy rõ tham vọng một tập toàn y tế kiểu mới ở FPT Retail.