Doanh nghiệp loay hoay trong ma trận thủ tục pháp lý đất đai

An Chi Thứ ba, 29/03/2022 - 07:57

Theo nhiều chuyên gia, việc sửa đổi các vướng mắc pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản thời gian vừa qua chưa thực sự hiệu quả vì chưa được thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ.

Cần sửa đổi đồng bộ, toàn diện các luật liên quan đến thị trường bất động sản

Một dự án 36 con dấu

Là chủ đầu tư bất động sản lớn tại Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị GP Invest tiết lộ, một dự án của doanh nghiệp phải xin tới 36 con dấu mới đủ thủ tục. Thậm chí nếu tính cả những quy định không chính thức thì phảì có tới 120 con dấu. Thủ tục hành chính của các dự án bất động sản hiện nay là vô cùng phức tạp.

Nguyên nhân của thực trạng này được ông Hiệp chỉ ra là do các luật tác động đến thị trường đang hết sức chồng chéo. Thị trường bất động sản hiện có khoảng 12 luật có ảnh hưởng trực tiếp và có tới 60 luật liên quan. 

Điều này đang gây khó khăn rất lớn cho hoạt động phát triển dự án của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung trên thị trường.

Hệ lụy của các vướng mắc pháp lý trên thị trường bất động sản là nguồn cung trên thị trường khan hiếm, giá bất động sản liên tục tăng cao. Theo luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, để tháo gỡ vướng mắc cho thị trường, cách tốt nhất là khơi thông vấn đề về pháp lý.

Tuy nhiên, việc này không đơn giản. Ông Đức dẫn chứng: "Các cơ quan quản lý đã sửa luật gần 100 lần nhưng kết quả vẫn chưa thực sự hiệu quả. Hệ thống pháp luật không được khơi thông một cách toàn diện, không đi trước thị trường mà chỉ sửa lẻ tẻ sẽ không giải quyết được các bất cập. Thực tế có những dự án 10 năm vẫn bế tắc vì vướng luật không thể giải quyết".

Pháp lý tách thửa đất đai nhìn từ vụ án Địa ốc Alibaba

Rất nhiều bộ luật đã sửa nhưng vẫn chưa tạo ra được một hệ thống pháp lý để thị trường phát triển bền vững thay vì méo mó như hiện nay, ông Đức nhận định.

Lấy ví dụ cho sự chồng chéo giữa các luật, nghị định hiện nay, Ông Lê Tuấn Hải, Công ty Cổ phần Tập đoàn Telin cho rằng, doanh nghiệp bất động sản đang vướng mắc rất lớn tại hai nghị định là Nghị định 30 của Luật Nhà ở và Nghị định 31 của Luật Đầu tư. 

Mặc dù hai nghị định cũng đã giải quyết nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp nhưng chính hai nghị định này lại mâu thuẫn với nhau khiến cho doanh nghiệp gặp khó. Hiện, doanh nghiệp chỉ được công nhận là chủ đầu tư khu đô thị khi có quyền sử dụng đất ở hoặc đã có đất ở và các loại đất khác nhưng lại không công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có nhà ở đối với các trường hợp chỉ có quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp hoặc đã có đất phi nông nghiệp (không phải đất ở). Điều này khiến các dự án chưa có đất ở đều bị tắc, hàng trăm dự án bị ngừng trệ.

Cần sửa đồng bộ các luật

Đề xuất giải pháp sửa đổi hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản, ông Hiệp cho rằng, để tránh sự chồng chéo giữa các luật, các cơ quan quản lý cần lấy Luật Đất đai và Luật Đầu tư làm hai luật nền làm cơ sở sửa đổi các luật khác. 

Trong khi các luật khó có thể đồng nhất thì phải có luật nền mới giải quyết được những tranh cãi và tháo gỡ được những vướng mắc trên thị trường.

Đồng quan điểm, PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội cũng cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá lại một cách toàn diện hệ thống pháp lý để nhận diện những điểm nghẽn giữa một số đạo luật có liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản. 

Bất động sản mắc kẹt trong khủng hoảng pháp lý

Các luật này bao gồm: Luật Đất đai năm 2013, Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Nhà ở năm 2015, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014...

Bốn điểm mâu thuẫn, vướng mắc lớn giữa các luật được ông Tuyến chỉ ra. Thứ nhất là vướng mắc, chồng chéo giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đấu thầu năm 2013. Cụ thể là về hình thức giao đất sau khi trúng đấu thầu dự án; về thời điểm giao đất, định giá đất sau khi trúng đấu thầu.

Thứ hai, vướng mắc, chồng chéo giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014, điển hình là sản phẩm bất động sản du lịch chưa có định danh rõ ràng.

Tại thời điểm ban hành Luật Đất đai 2014, lúc đó bất động sản du lịch chưa phát triển, cho đến năm 2016 khi bất động sản du lịch phát triển thì các địa phương lúng túng. Do đó, nhiều địa phương đã thực hiện việc “đánh tráo khái niệm” thành “đất ở không hình thành đơn vị ở”.

Ông Tuyến cho rằng, trong lần sửa đổi luật sắp tới, Luật Kinh doanh Bất động sản cần định danh được bất động sản du lịch với các tiêu chí rõ ràng. Trong Luật Kinh doanh bất động sản cần phải sửa và bổ sung thêm các quy hoạch để đón nhận những sản phẩm mới trong tương lai. 

Ví dụ, đến năm 2020 - 2030 khi Việt Nam bước sang thời kỳ dân số già, sự thay đổi quan niệm, mức độ sống hình thành nhu cầu về dưỡng lão. Khi đó, có thể trên thị trường sẽ mở ra một phân khúc mới, vậy thì lúc này các nhà làm luật cần phải tính đến.

Thứ ba, vướng mắc về câu chuyện thuê đất. Nhà xây dựng hết 50 năm thì phải xử lý ra sao? Đặc biệt là những người mua nhà chung cư họ chỉ có hạn sử dụng 50 năm thì họ phải mua lại hay “xóa đi, làm lại”? Đây là điều luật còn bỏ ngỏ và chắc chắn 50 năm sau sẽ có những tranh cãi xảy ra.

Thứ tư, bất cập giao dịch về nhà đất. Khi bán nhà cần chuyển nhượng sử dụng đất nhưng hợp đồng giao dịch đang có bất cập. Việc chưa quy định cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng của Luật Đất đai năm 2013 sẽ gây khó khăn cho việc xác định hiệu lực của hợp đồng đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở, gây cản trở đến quá trình xây dựng nhà đất.

"Trong việc thực thi luật, nên đặt ra nguyên tắc, các quan hệ xã hội liên quan đến sử dụng đất thì nên dẫn chiếu theo Luật Đất đai, tránh việc khi xuất hiện một luật mới lại xa rời Luật Đất đai khiến các vướng mắc pháp lý không thể giải quyết triệt để", ông Tuyến nhấn mạnh.

Về vấn đề này, TS. Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, các cơ quan chức năng không chỉ dừng lại ở việc sửa đổi 3 luật: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, mà cần sửa hết một lần cho đầy đủ, đồng bộ. Việc sửa đổi các vướng mắc hiện nay liên quan đến thị trường bất động sản cần lấy Luật Đất đai làm luật gốc, từ đó sửa các bộ luật liên quan.

Về Luật Đất đai, riêng vấn đề về tài chính đất đai có rất nhiều vấn đề phải sửa vì nó liên quan đến sử dụng đất như Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cũng liên quan đến Luật Đất đai, cần sửa lại toàn bộ quan niệm về định giá bất động sản, cái gọi là giá thị trường hiện nay đang chưa phù hợp. Ai là người định giá? Ai là người chịu trách nhiệm, giá đó để làm gì? Cần phải sửa các quy định liên quan đến khoản thu ngân sách, thuế. Chính phủ không chỉ cần sửa Luật Đất đai mà còn phải sửa cả luật về quản lý giá, định giá.

Vấn đề đấu thầu dự án sử dụng đất không nằm trong Luật Đất đai nên Luật Đấu thầu cũng cần phải sửa. Vì vậy, cần phải xâu chuỗi tất cả vấn đề, các luật liên quan đều phải sửa đổi. Có như vậy mới giải quyết toàn diện các vướng mắc trên thị trường, nếu chỉ sửa đổi luật trong phạm vi hẹp sẽ không thể tháo gỡ được các mâu thuẫn, ông Ánh nhấn mạnh.

Kiến nghị sửa đổi quy định 'trái luật' trong dự thảo nghị định về Luật Bảo vệ môi trường 2020

Kiến nghị sửa đổi quy định 'trái luật' trong dự thảo nghị định về Luật Bảo vệ môi trường 2020

Phát triển bền vững -  2 năm
Theo các hiệp hội, dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi một số quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 vẫn còn nhiều điều bất cập, thiếu rõ ràng và gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Kiến nghị sửa đổi quy định 'trái luật' trong dự thảo nghị định về Luật Bảo vệ môi trường 2020

Kiến nghị sửa đổi quy định 'trái luật' trong dự thảo nghị định về Luật Bảo vệ môi trường 2020

Phát triển bền vững -  2 năm
Theo các hiệp hội, dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi một số quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 vẫn còn nhiều điều bất cập, thiếu rõ ràng và gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Bất động sản vẫn tắc pháp lý

Bất động sản vẫn tắc pháp lý

Bất động sản -  2 năm

Hệ thống pháp luật chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường bất động sản.

Khan hiếm nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng ven biển pháp lý đất ở đô thị tại Hạ Long

Khan hiếm nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng ven biển pháp lý đất ở đô thị tại Hạ Long

Bất động sản -  2 năm

Bà Lê Mai Phương, Giám đốc Công ty CP Bất động sản MGVN, đơn vị phân phối độc quyền nhiều dự án bất động sản cao cấp của BIM Land tại Hạ Long – Quảng Ninh. Với kinh nghiệm nhiều năm gắn bó và hoạt động tại đây, bà đã có những nhận định tích cực về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Hạ Long trong thời gian tới.

Đạt Gia tạo vị thế trong phân khúc bất động sản ven biển với dự án sở hữu pháp lý vững chắc

Đạt Gia tạo vị thế trong phân khúc bất động sản ven biển với dự án sở hữu pháp lý vững chắc

Bất động sản -  2 năm

Sau khi khẳng định năng lực và vị thế với dự án nhà phố, biệt thự, căn hộ tại TP.HCM, chủ đầu tư Đạt Gia đã mở rộng dấu ấn trong phân khúc bất động sản ven biển nhờ lợi thế sở hữu quỹ đất đẹp, pháp lý vững chắc, sổ riêng từng căn.

Pháp lý hoàn thiện, Metro Star tăng nhiệt thị trường bất động sản Thủ Đức

Pháp lý hoàn thiện, Metro Star tăng nhiệt thị trường bất động sản Thủ Đức

Bất động sản -  2 năm

Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng ngày đêm để sớm bàn giao trước khi tuyến Metro số 1 hoàn thiện và đi vào hoạt động, dự án Metro Star còn đạt được hàng loạt bước tiến quan trọng về mặt pháp lý, trong đó khẳng định dự án không phải là đất công.

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

Tiêu điểm -  30 phút

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Tiêu điểm -  3 giờ

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  3 giờ

Chính phủ ban hành giải pháp khắc phục bão Yagi như giảm lãi suất, miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh.

Rào cản thu hút lao động nước ngoài tại Việt Nam

Rào cản thu hút lao động nước ngoài tại Việt Nam

Leader talk -  3 giờ

Quy trình cấp giấy phép lao động phức tạp cản trở việc thu hút nhân sự nước ngoài tại Việt Nam, theo các chuyên gia trong ngành.

Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách khắc phục hậu quả bão Yagi

Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  3 giờ

Quảng Ninh quyết định dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách để khắc phục hậu quả bão Yagi, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất.

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  5 giờ

Với những dữ liệu tích cực tới từ mảng cao su và bất động sản công nghiệp, giới phân tích đánh giá Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay.