Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cầu Tứ Liên trong 24 tháng
Ngày 19/5, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mới chỉ tập trung vào sắp xếp, thoái vốn, cổ phần hoá, chưa có giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận xét, doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ nguồn lực rất lớn về vốn, tài sản, công nghệ cũng như nhân lực chất lượng cao. Tính toán sơ bộ, quy mô tài sản trung bình của mỗi doanh nghiệp nhà nước đạt 4.100 tỷ đồng, cao gấp 10 lần khu vực doanh nghiệp FDI.
Mặt khác, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chi phối nhiều lĩnh vực quan trọng như năng lượng, ngân hàng, viễn thông, hạ tầng giao thông… Điển hình như dịch vụ viễn thông, có đến 96% khách hàng sử dụng mạng điện thoại di động từ các nhà mạng là doanh nghiệp nhà nước.
Từ đó, doanh nghiệp nhà nước đã cùng Nhà nước tham gia nhiều hoạt động như đảm bảo an ninh, quốc phòng; an sinh xã hội; cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu…
Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước cũng là nguồn vốn quan trọng, chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2016 – 2020, theo số liệu sơ bộ của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng nhóm doanh nghiệp này, trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.
Doanh nghiệp nhà nước thoái vốn ngoài ngành: Lực bẩy tăng thu ngân sách
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, doanh nghiệp nhà nước về cơ bản chưa thực hiện được hết vai trò dẫn dắt và tạo động lực đối với nền kinh tế; hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ.
Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn vẫn hạn chế, là thiếu sót lớn so với kỳ vọng trở thành lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước. Một số doanh nghiệp nhà nước vẫn thiếu tầm nhìn chiến lược để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, rất ít dự án, công trình quy mô lớn của doanh nghiệp nhà nước được khởi công, chỉ tập trung vào xử lý các dự án còn dang dở hoặc kém hiệu quả từ thời kỳ trước.
Bộ trưởng lấy ví dụ, trong giai đoạn này, 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và tập đoàn Viettel, tuy nắm giữ gần 90% nguồn lực khu vực doanh nghiệp nhà nước nhưng chỉ triển khai thực hiện 3 dự án đầu tư nhóm A, trong đó lại có đến 2 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước.
Không khởi công dự án lớn để tạo năng lực gia tăng trong giai đoạn 2016 – 2020 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước vào nến kinh tế trong giai đoạn 5 năm tới.
Đặc biệt, công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh trong thời gian dài vừa qua nhưng theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư vẫn chỉ mang tính hình thức.
Cụ thể, công tác tái cơ cấu chỉ tập trung vào việc sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn để có cơ cấu hợp lý hơn nhưng chưa triển khai nhiều giải pháp đem lại sự thay đổi thực chất như áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực, đổi mới chiến lược kinh doanh…
Công tác quản trị của doanh nghiệp nhà nước cũng còn thấp so với chuẩn mực quốc tế. Bộ trưởng chỉ ra thực trạng, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước vẫn chủ yếu được bổ nhiệm theo quy hoạch, mức lương và đãi ngộ chưa gắn liền với hiệu quả công việc.
Nhìn nhận một số thiếu sót về hệ thống pháp luật cũng như chính sách, cơ chế quản lý từ phía Nhà nước dẫn đến những hạn chế nêu trên, Bộ trưởng chỉ ra 8 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước.
Đầu tiên, cũng là nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tới là tăng cường đầu tư, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đây là nền tảng để doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt kỳ vọng mở đường, dẫn dắt nền kinh tế.
Thứ hai, gắn phát triển doanh nghiệp nhà nước với chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Định hướng doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững, chuyển đổi mô hình sử dụng năng lượng sạch, kinh tế tuần hoàn, phát triển bao trùm và nhân văn.
Thứ ba, thay đổi nhận thức và quan điểm về cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp. Theo Bộ trưởng, mục đích của công tác này là tái cơ cấu danh mục đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị đầu tư chứ không phải là rút vốn nhà nước ra để thu hẹp phạm vi, quy mô.
Thứ tư, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đồng bộ về doanh nghiệp nhà nước, tài sản nhà nước để thuận tiện cho việc đánh giá, giám sát cũng như lên kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Thứ năm, thay đổi cách thức làm việc của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, theo đó, chủ động thực hiện đầy đủ các quyền chủ sở hữu tại doanh nghiệp theo quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế, không can thiệp vào quá trình điều hành, quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp.
Thứ sáu, phân công một bộ làm đầu mối quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước, thực hiện giám sát hoạt động của cơ quan đại diện chủ sở hữu, xây dựng định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Thứ bảy, xây dựng cơ chế giám sát, nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Cuối cùng, nghiên cứu cơ chế, ban hành chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Đổi mới công tác quản lý cán bộ, có thể tuyển dụng, thuê ngoài cán bộ chất lượng cao, xem xét thí điểm bổ nhiệm tổng giám đốc người nước ngoài cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến hết năm 2020, Việt Nam có khoảng gần 500 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và gần 200 doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối.
Ngoại trừ những doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và nông, lâm nghiệp, lực lượng doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn có 9 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty nhà nước và 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ - công ty con.
Chiếm 0,08% số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, nhóm doanh nghiệp này chiếm 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn.
Ngày 19/5, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu.
Trungnam Group, BIM Group sắp được VDB bơm thêm nhiều nghìn tỷ đồng vốn vay ưu đãi để thực hiện các dự án lớn tại tỉnh Ninh Thuận.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" và toàn dân thi đua làm giàu, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Đây là thương vụ huy động vốn quốc tế lớn nhất từ trước tới nay của công ty, thể hiện rõ nét niềm tin mạnh mẽ từ cộng đồng tài chính quốc tế vào tiềm năng phát triển dài hạn và chiến lược kinh doanh bền vững của VPBankS.
Ngày 19/5, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu.
Đó là lời khẳng định của anh hùng lao động Thái Hương trong lễ khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại Liên bang Nga ngày 11/5 vừa qua.
Mang trọn sắc xanh hiền hòa, thanh âm dịu êm và hơi thở sống động của biển Mỹ Khê vào khán phòng sự kiện “Mở kiệt tác, đón thịnh vượng” ngày 18/5, gần 1.000 khách đã cùng Sun Property (thành viên Sun Group) mở “cánh cổng” phiêu du đến không gian sống tuyệt tác mang tên Sun Costa Residence – nơi ngắm biển khơi bất tận mỗi ngày, và cũng đón nhận dòng tiền sinh lời mỗi ngày giữa trung tâm du lịch Đà Nẵng.
Tân Á Đại Thành - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam vinh dự đại diện cho khối kinh tế tư nhân được mời tham dự hội nghị toàn quốc về phát triển kinh tế tư nhân.
Từ cách Bác Hồ khen đúng người, nêu gương đúng lúc đến quan điểm về tuyên truyền, mỗi chi tiết đều là bài học giá trị cho công tác truyền thông nội bộ trong tổ chức.
Trungnam Group, BIM Group sắp được VDB bơm thêm nhiều nghìn tỷ đồng vốn vay ưu đãi để thực hiện các dự án lớn tại tỉnh Ninh Thuận.