Tiêu điểm
TP.HCM tìm động lực phát triển mới từ công nghiệp
Sau thời gian dài tăng trưởng nhanh, ngành công nghiệp TP.HCM đã bộc lộ những hạn chế nên thành phố muốn chuyển đổi để có động lực mới.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (Huba) cho biết, chuyển đổi công nghiệp sẽ mang lại động lực mới, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của thành phố.
Hiện nay, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng đang chiếm 21% trong cơ cấu kinh tế TP.HCM, xếp sau ngành thương mại dịch vụ 65,6%. Tuy nhiên tỷ trọng ngành công nghiệp đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu nền kinh tế TP.HCM và cả nước.
Cụ thể, số liệu của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho thấy, năm 2010 công nghiệp TP.HCM chiếm 15,3% giá trị tăng thêm ngành công nghiệp cả nước, đến năm 2021 giảm xuống còn 8,7%.
Nguyên nhân được chỉ ra tại hội thảo tham vấn đối với dự thảo quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được tổ chức năm ngoái, các chuyên gia đánh giá ngành công nghiệp thành phố còn lạc hậu, dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động có hàm lượng khoa học công nghệ thấp.
Bốn phân ngành có đóng góp cao nhất vào ngành công nghiệp năm 2020 là điện tử 28%, may mặc và da giày 25%, chế biến thực phẩm 15%. TP.HCM vẫn thiếu những điều kiện cơ bản cho phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như: bán dẫn, nghiên cứu, khoa học công nghệ và các công ty lớn bản địa,…
Việc chuyển đổi nền công nghiệp phát triển theo chiều sâu, công nghệ cao, hiện đại sẽ là nền tảng để thành phố phát triển bền vững.
Do đó, diễn đàn kinh tế TP.HCM (HEF) thường niên lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững" diễn ra vào 24 - 27/9 tới sẽ mời từ 1.200 đến 1.500 đại diện từ các định chế tài chính quốc tế, nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp hiến kế chuyển đổi công nghiệp cho đầu tàu kinh tế.
"Doanh nghiệp sản xuất phải nhanh chóng thay đổi tư duy, công nghệ để bắt kịp xu hướng chuyển đổi xanh nếu không đây sẽ là hàng rào kỹ thuật ngăn cản hàng hóa Việt Nam đi vào các thị trường khác", ông Hòa nhận định.
TP.HCM hiện có đề án thí điểm chuyển đổi năm khu chế xuất lâu đời thành các khu công nghiệp sinh thái, công nghệ cao hoặc dịch vụ logistics.
Ngoài ra, ông Nguyễn Quang Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) cho biết, thành phố cũng đang hướng đến triển khai ba đề án để tạo tín chỉ carbon là chuyển đổi gần 9 triệu xe máy sử dụng xăng sang xe điện, thay thế đèn đường thành đèn led và lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà tại các công sở.
Phát triển bền vững để gia tăng giá trị doanh nghiệp
V-Green cùng Prime Group phát triển 100.000 trạm sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và Tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE, công bố biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia.
Vườn cam FVF: Điển hình nông nghiệp xanh bền vững từ Tập đoàn TH
Dự án phát triển vườn cam thương hiệu FVF trên diện tích tập trung lớn của Tập đoàn TH có thể xem như một điển hình về ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển nông nghiệp xanh bền vững.
OceanBank đổi tên, có lãnh đạo mới từ MB
Oceanbank sẽ đổi tên và có chủ tịch, tổng giám đốc mới là nhân sự từ ngân hàng Quân đội.
Khách hàng SHB cần bổ sung sinh trắc học trước 31/12/2024
Chỉ còn khoảng ba tuần, để giao dịch tài chính không bị gián đoạn, SHB một lần nữa khuyến nghị khách hàng sớm bổ sung thông tin sinh trắc học và trước ngày 31/12/2024.
PVcomBank tặng xe cứu thương cho bệnh viện Đa khoa Vân Đình
PVcomBank đã tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao, tổng giá trị lên tới 1,5 tỷ đồng.
Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm
Dịch chuyển tới ven đô để tận hưởng các yếu tố xanh là điều thường thấy, nhưng với những cư dân nội đô, dự án căn hộ nào sẽ là lựa chọn hàng đầu khi xu hướng bất động sản xanh là không thể đảo ngược?
Giá chung cư Hà Nội khó giảm
Giá chung cư Hà Nội không còn tình trạng sốt nóng như nhiều tháng trước.