Tiêu điểm
Trăn trở với Nghị định 08 về trái phiếu
Theo nhiều chuyên gia, Nghị định 08 không những không giúp phát triển một thị trường trái phiếu bền vững, khôi phục niềm tin của nhà đầu tư mà còn khuyến khích các nhà đầu tư nhỏ lẻ trở lại thị trường trong khi các quy định đang bị buông lỏng, làm tăng rủi ro cho thị trường.
Chỉ là giải pháp tình thế
Được ban hành vào giai đoạn vô cùng khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ vướng mắc, xây dựng thị trường trái phiếu theo hướng minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, Nghị định 08 chỉ giúp có hành lang pháp lý để giải quyết những khó khăn trước mắt của thị trường, doanh nghiệp phát hành có cơ chế rõ ràng hơn để thỏa thuận với nhà đầu tư. Trong khi về bản chất, những quy định tại Nghị định 08 không hề mới và đã được các doanh nghiệp phát hành triển khai, chủ động đàm phán với trái chủ từ trước đó.
Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án tái cấu trúc nợ trái phiếu bằng hình thức hoán đổi sang tài sản khác như bất động sản. Nếu được nhà đầu tư chấp thuận, đây là hướng giải quyết các khoản nợ trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng, khá nhiều doanh nghiệp phải "khất nợ" trái phiếu đến hạn thanh toán.
Báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 01/2023 của FiinRatings cho thấy, tháng 01/2023 toàn thị trường chỉ ghi nhận duy nhất một lô trái phiếu được phát hành riêng lẻ thành công, thuộc về nhóm ngành xây dựng. Hai tháng đầu năm 2023, ngành bất động sản chỉ ghi nhận một lô trái phiếu được phát hành riêng lẻ thành công của Công ty CP Bất động sản Sơn Kim, với tổng giá trị phát hành lên tới 500 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có lãi suất phát hành 13,5% một năm và trái chủ được trả lãi định kỳ 6 tháng một lần.
Trong khi đó, lượng trái phiếu đáo hạn rất lớn, khoảng 205.000 tỷ đồng, trong đó 104.000 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố danh sách các tổ chức phát hành chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 16/9/2022 đến 31/01/2023. Theo đó, có 54 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu, trong đó có 34 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bất động sản - xây dựng.
Việc quy định cụ thể nguyên tắc hoán nợ trái phiếu bằng bất động sản tại nghị định sẽ là cơ sở pháp lý thúc đẩy việc xử lý nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp. Giúp các trái chủ có thêm lựa chọn.
Tuy nhiên, việc lấy tài sản để trả nợ trái phiếu không hoàn toàn nằm trong tay doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp cũng phải đi đàm phán, thương lượng với các trái chủ. Để quá trình đàm phán thành công, thuyết phục trái chủ đồng ý, doanh nghiệp cần phải chứng minh cho trái chủ thấy việc sở hữu tài sản là hấp dẫn.
Nếu người sở hữu trái phiếu không chấp thuận, doanh nghiệp vẫn sẽ phải xoay sở trả nợ bằng tiền mặt. Doanh nghiệp phát hành cần phải nghĩ định giá nào để trái chủ đồng ý. Mức gía nào là hợp lý để việc đàm phán với hàng ngàn trái chủ với các nhu cầu, quyết định khác nhau suôn sẻ.
Mặt khác, việc định giá chính xác bất động sản để trả nợ cho trái chủ cũng sẽ là bài toán “đau đầu" của các doanh nghiệp. Định giá tài sản cần được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, thực trạng của tài sản; phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản tại thời điểm định giá. Trong khi đó, hàng loạt các câu hỏi cần được trả lời như đâu sẽ là mức giá thị trường? Khung giá đất của Nhà nước? Mức giá dự án sẽ là giá chào bán sơ cấp của dự án kèm một số ưu đãi, chiết khấu hấp dẫn hay mức giá được một đơn vị thẩm định giá chuyên nghiệp?...
Cần giải pháp tổng thể để phát triển thị trường trái phiếu lành mạnh, bền vững
TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, quy định cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác sẽ giúp gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp ở thời điểm này, đồng thời, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp có thêm các phương án xử lý câu chuyện trái phiếu. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là cần có sự thương thảo giữa hai bên doanh nghiệp và trái chủ.
Quan trọng hơn, khi chấp nhận thỏa thuận này với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp sẽ không còn nghĩa vụ vay nợ, nhưng trái chủ sẽ tiếp tục phải đối mặt với rủi ro tài sản giảm giá hoặc các vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản.
Cụ thể như rủi ro đồng sở hữu bất động sản với các nhà đầu tư khác hoặc phải bỏ thêm tiền chênh lệch để sở hữu riêng do số tiền đầu tư nhỏ. Hay nguy cơ doanh nghiệp phát hành đẩy giá bất động sản lên cao để cấn trừ nợ. Do vây, trái chủ cần phải định được giá bất động sản hoán đổi, thỏa thuận các khoản phí khi thực hiện thủ tục chuyển đổi. Đặc biệt là tìm hiểu kỹ về pháp lý dự án.
Đồng quan điểm, TS. Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, Nghị định 08 chỉ đứng về phía nhà phát hành mà chưa có các điều khoản đứng về phía các nhà đầu tư để bảo đảm quyền lợi cho họ. Nghị định mới chưa có nội dung nào để phục hồi, củng cố, xây dựng niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường, trong khi đây là điều tối quan trọng để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững.
Mặt khác, theo ông Ánh, Nghị định 08 chỉ ra cho các doanh nghiệp một lối thoát trong vấn đề trái phiếu đến hạn đáo hạn và sắp đáo hạn nhưng không giúp cho các doanh nghiệp bất động sản trong việc phát hành các trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ mới.
Nghị định không những không giải quyết được mấu chốt của các vấn đề trên thị trường trái phiếu, đó là xây dựng lại niềm tin của nhà đầu tư, mà có thể làm tăng rủi ro cho thị trường, tức là khuyến khích các nhà đầu tư nhỏ lẻ trở lại thị trường trái phiếu. Trong khi đó lại buông lỏng hơn các quy định, không xây dựng một rào cản nào để ngăn chặn rủi ro trên thị trường trái phiếu.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, hiện Chính phủ đã có nhiều hành động cụ thể, đưa ra chính sách nhằm giải quyết vấn đề trái phiếu đến thời điểm đáo hạn trong khoảng thời gian 2023 - 2024. Đơn cử như giúp doanh nghiệp có thể đàm phán với trái chủ để đẩy lùi thời gian đáo hạn, hoán đổi nợ trái phiếu sang tài sản khác… Thực ra các vấn đề này nhiều doanh nghiệp cũng đã và đang làm, nhưng với Nghị quyết 08, hành lang pháp lý đã được thiết lập để bảo vệ quyền lợi cho cả đôi bên.
Ngoài ra, còn có một điều giúp thị trường trái phiếu có thể “ấm” lên là quy định xác định tư cách nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trước đây, Nghị định 65 đã quy định rất chặt chẽ về điều này. Vậy nhưng với Nghị định 08 như hiện giờ, nhà đầu tư không cần phải bắt buộc đáp ứng đủ các quy định, tạo điều kiện giúp gia tăng lượng lớn người mua có thể tham gia thị trường. Tuy nhiên, “ấm” thế nào còn phải tùy thuộc vào diễn biến thị trường và niềm tin từ nhà đầu tư.
"Chính các doanh nghiệp phải tự nỗ lực để có được niềm tin đó bằng các hành động cụ thể như trả lãi vay đúng hạn cho trái chủ bằng nhiều cách khác nhau và chủ động đàm phán với nhà đầu tư. Nghị đinh 08 chỉ cho lùi thời gian thanh toán 2 năm, nhưng nếu trái chủ tin tưởng doanh nghiệp, họ sẵn sàng cho doanh nghiệp lùi 5 - 7 năm, thậm chí 10 năm. Luật pháp cũng không hề cấm điều này", ông Thịnh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng kỳ vọng, cơ quan quản lý nhà nước sẽ có hành lang pháp lý rõ ràng hơn trong việc phát triển trái phiếu doanh nghiệp trở thành một kênh quan trọng, ổn định bên cạnh những kênh tài chính hiện tại. Đơn cử như việc room trái phiếu phát hành cần tính đến sức khỏe của doanh nghiệp, các quy định bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư... Thị trường trái phiếu cần các quy định thay đổi trọng tâm vào gốc rễ của vấn để nhằm giúp thị trường phát triển bền vững.
Thêm nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán trái phiếu
Phát hành trái phiếu riêng lẻ đóng băng trong 2 tháng đầu năm
Trái ngược với sự nguội lạnh của hoạt động phát hành, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 nóng lên từng ngày, nhóm doanh nghiệp bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần 110 nghìn tỷ đồng.
Những rào cản khi thanh toán trái phiếu bằng bất động sản
Đa số trái chủ chỉ muốn được thực hiện đúng cam kết là trả lãi và gốc đúng hạn, thay vì hoán đổi sang bất động sản hay kéo dài thời hạn trái phiếu.
Doanh nghiệp tăng lãi suất lên 17,6% để gia hạn trái phiếu
Tập đoàn Đua Fat vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, thheo đó, ngày 2/3/2023, doanh nghiệp đã họp với trái chủ, thông qua lộ trình thanh toán kéo dài đến ngày 14/7, muộn hơn 4 tháng so với cam kết ban đầu.
Nghị định mới về trái phiếu doanh nghiệp thiếu đột phá
Nhiều chuyên gia cho rằng, Nghị định 08 mới về trái phiếu doanh nghiệp là tín hiệu tích cực, song mới chỉ đưa ra các giải pháp mang tính tình thế, thiếu đi tính đột phá giúp giải quyết triệt để nguồn gốc vấn đề.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.