Trên bờ ruộng cuối năm

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy Thứ năm, 19/01/2023 - 16:01

Trai gái quê tôi bây giờ đa phần đi làm công nhân, chẳng thiết tha gì đồng ruộng. Mỗi buổi sáng thứ 2, kẹt xe ở các ngã ba ngã tư đường làng do nam thanh nữ tú vội vã kịp giờ vào ca. Đời sống người dân vùng chiêm trũng quê tôi đi lên từng ngày. Công nghiệp hóa, li nông là tất yếu, nhưng cứ nghĩ đến ruộng đất bỏ hoang là khiến tôi giật mình.

>> Bài viết trên Đặc san chào xuân 2023 "Bản lĩnh tiên phong".

Tôi ngồi bên bờ ruộng nhà mình, miên man nghĩ.

Tôi làm việc ở Hà Nội, nhưng nhà tôi ở quê. Cơ quan cách nhà 30 cây số, khoảng cách lí tưởng để tôi có hai ngày cuối tuần về quê “nạp năng lượng”. Về quê, tôi thường cùng con Đen đi dạo đồng. Từ cánh đồng này tôi đã ra đi. Đi với một ý chí hừng hực: không bao giờ quay về để phải quanh năm bì bõm trên những thửa đất ruộng tin hin mà vẫn tứ thời đói rét. Thế mà, sau ba mươi năm bôn ba, tôi lại quay về.

Khi tôi ra đi nhà tôi có 14 khẩu, được chia 14 sào ruộng theo chủ trương Khoán 10. Sau nhiều lần dồn điền đổi thửa, ruộng nhà tôi đã vuông vức, bờ bao rộng đủ cho xe tải nhỏ, cỏ mọc xanh mướt, đẹp như một khung tranh. Trong cái “khung tranh” bây giờ là hình ảnh em gái tôi đang lúi húi đốt rạ. Khói lam thơm lơ đãng chiều đông. Con Đen như mọi lần phi ngay xuống ruộng lùng chuột.

Em gái tôi nói vóng lên: “Em làm nốt vụ này rồi trả ruộng cho bác Cả”.

Bác Cả, tức anh trai đầu của tôi, người quản lí tất cả ruộng đất của gia đình khi bảy anh em tôi đứa li hương, đứa lấy chồng. Nhưng từ chục năm nay anh tôi đi làm thợ xây, nhường ruộng cho các em cấy vì thương các em đông con, túng thiếu. Thế mà bây giờ các em lại muốn trả ruộng cho anh, vì sao lại thế?

Hỏi, em gái tôi bảo: “Anh tính mà xem. Mỗi mẫu ruộng, nếu được mùa thì được hai tấn thóc. Mỗi tấn thóc được sáu triệu. Vị chi được mười hai triệu. Trừ tiền giống vốn, tiền thủy lợi, tiền thuê làm đất, thuê cấy, thuê máy gặt là... vừa hết. Hóa ra sáu tháng làm ruộng của em là... không công”.

Nghe em nói, tôi buồn. Một nỗi buồn rất nông dân. Dù đã làm nghề chữ nghĩa, nhưng cái chất tiểu nông di truyền ngàn đời đã ngấm vào từng tế bào tôi; những hồng cầu được cấu thành từ bùn đất đồng quê vẫn chảy rần rật trong huyết quản tôi. Sở dĩ tôi phải quay về quê làm nhà bởi vì không thể dứt nổi những hoài niệm về cánh đồng này.

Trên bờ ruộng cuối năm
Khi trở về quê lần một, vừa tới đầu làng tôi đã lặng người khi ngắm cánh đồng lúa xanh bằng bặng.

Cả tuổi thơ tôi sống trong thời bao cấp. Tôi đã phải chạy nhảy trên cánh đồng cho ấm người trong mùa đông áo phong phanh đứt cúc. Thời buổi đói kém dân chỉ ăn ngày hai bữa, lũ trẻ trâu chúng tôi phải đuổi chộp cào cào châu chấu, tát nước bắt cá cua tôm ốc, đào hang bắt chuột, ếch... làm thức ăn qua ngày, đợi tối về mới được mấy bát cơm độn đa phần khoai sắn. Lúa gạo thời ấy chao ôi là hiếm! Hiếm đến mức trở thành nỗi ám ảnh của tôi.

Những năm còn là đứa trẻ lên mười, cuối năm tôi thường cùng chúng bạn đi cướp cháo cầu. Đây là cái lễ dân làng tôi dành cho những “ma khách” là 5 vạn giặc Minh tử trận trên cánh đồng Tốt Động trong cuộc huyết chiến với nghĩa quân Lam Sơn mùa đông năm 1426. “Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”, cánh đồng làng tôi đã trở thành địa danh sáng chói trong Đại cáo bình Ngô. Với cái bụng lép kẹp, tôi nhìn nồi cháo hoa trắng ngần mà thèm thuồng. Và khi những thìa cháo được vãi ra gò cho “ma khách” ăn, trong đầu tôi bỗng có một câu hỏi ngây ngô: “Lúa đồng mình mọc trên cánh đồng có 5 vạn xác giặc mà sao không tốt?”

Trong những năm xa quê, thư viết về nhà câu đầu tiên bao giờ tôi cũng hỏi lúa năm nay thế nào, nhà có còn phải ăn độn không... Và tôi sẽ an tâm khi nhận được thư trả lời năm nay được mùa, mỗi sào tạ rưỡi. Ngược lại, nếu thư báo mất mùa do bão lũ, sâu rầy... thì lòng kẻ tha phương thắt lại, nghĩ tới các em phải chịu những trận đói kinh hoàng. Tôi quyết chí học nghề, và khi có những tháng lương đầu tiên, tôi đã gửi về cho mẹ đong thóc.

Khi trở về quê lần một, vừa tới đầu làng tôi đã lặng người khi ngắm cánh đồng lúa xanh bằng bặng. Bước chân vào sân, tôi sững người khi nhìn thấy mẹ tôi cho chó và gà ăn cơm không. “Cơm thừa vẫy vụa, có đứa nào chịu ăn đâu.” Câu nói của mẹ khiến tôi bất giác nghĩ: “Tại sao vẫn chừng ấy diện tích đồng đất mà chỉ sau mấy năm chuyển đổi cơ chế từ hợp tác xã sang khoán hộ, từ chỗ thiếu gạo triền miên dân làng tôi đã thừa cơm?”

Mỗi lần về thăm quê sau đó ý định hồi hương của tôi lại đầy lên. Tôi bỏ làng ra đi vì đói cơm. Khi làng tôi đã no cơm ấm áo thì chả có lí gì tôi phải lang bạt xứ người. Tôi sẽ về vui với đồng đất làng tôi. Với tôi, cánh đồng không chỉ là nơi sản xuất lương thực, mà còn là không gian sinh thái tâm hồn, là cõi thiêng sâu thẳm.

Mỗi lần cùng con Đen lên đồng, hành trình của tôi là rảo từ đồng Hao sang đồng Cửa, xuống Bùi rồi vòng về đồng Bọc đứng ngắm thửa ruộng nhà tôi. Dù không còn làm ruộng, nhưng máu địa chủ vẫn tiềm tàng trong thằng nông dân là tôi. Cái cảm giác mình còn được sở hữu suất ruộng một sào trong thửa ruộng này thật là an ấm.

Vậy mà...

Em gái tôi đốt xong rạ thì rửa chân lên bờ, tiến lại gần tôi:

“Mấy năm trước con nhà em chúng nó còn ăn nhiều cơm nên mấy mẹ con xúm vào làm ruộng để lấy gạo ăn. Nhưng giờ chúng nó cũng ít ăn cơm lắm, nên chỉ ruộng nhà em cũng đủ rồi”.

Vâng, dân ta giờ ít ăn cơm. Người Việt đã lộn ngược được cái biểu đồ thể hiện cơ cấu bữa ăn hình tam giác có cạnh đáy là lúa ngô khoai sắn, đỉnh nhọn là cá thịt. Tự nhiên tôi rùng mình nghĩ tới những ngày tiêu chuẩn ăn của bộ đội, công nhân với định suất tới bảy lạng gạo sắn mỗi ngày, nhưng cá thịt thì mỗi tháng mấy trăm gram.

“Không làm ruộng thì các cháu nhà cô làm gì?” - Tôi hỏi.

“Chúng nó đi công ty hết rồi, chả có ai làm nên em mới trả. Nếu bác Cả không cấy thì chắc bỏ ruộng hoang thôi.”

“Đi công ty” là đi làm công nhân ở các nhà máy xí nghiệp trong huyện. “Đi công ty” chúng nó chỉ làm tuần năm ngày, ngày tám tiếng, nhưng lương mỗi đứa ít nhất cũng 6 triệu, đong được một tấn lúa. Thế nên chúng cương quyết không làm ruộng. Nếu ép quá, chúng nó trích lương ra thuê hết, từ gieo mạ, cấy hái..., rồi thi thoảng váy áo phấp phới phóng xe máy lên thăm đồng như điền chủ.

Trên bờ ruộng cuối năm, tôi miên man nghĩ. Con Đen dường như cũng hiểu tâm trạng của tôi nên không hoắng huýt chạy nhảy nữa. Rồi chúng tôi lầm lũi lầm lũi bước lên gò Giai, nơi vẫn diễn ra lễ cướp cháo cầu hàng năm. Tôi gặp người bạn thời chăn trâu tên Tuyến. Khi dồn điền đổi thửa, Tuyến đã nhận cái gò toàn mồ mả này. Nhiều người bảo Tuyến dại. Nhưng sau mấy năm mọi người mới ớ ra bảo Tuyến khôn. Trang trại của Tuyến có hàng ngàn gốc bưởi, táo, hồng xiêm... cùng hàng vạn con gà, vịt... Mỗi năm từ trang trại này Tuyến có thu nhập tiền tỉ.

Tuyến bảo: “Hiện chỉ có mấy chỗ đất gò và đồng trũng dân mới được phép múc ao, trồng cây lập trang trại. Còn ruộng đẹp thì chưa được phép nên chỉ có thể cấy lúa. Mà cấy lúa thì như ông biết đấy...”

Tuyến bỏ lửng câu nói. Tôi ngồi trên gò Giai nhìn xuống cánh đồng cuối năm trắng xác màu rạ vơ vẩn nghĩ. Nghịch lí đang diễn ra trên cánh đồng quê tôi. Những thửa ruộng thuộc hàng “nhất đẳng điền” lại không mang thu nhập cao cho nông dân bằng những miếng đất xương xẩu sình lầy. Vụ chiêm tới sẽ có những thửa ruộng nào bị bỏ hóa?

Hiểu được ý nghĩ của tôi, Tuyến bảo:

“Các cụ dạy rồi. Tấc đất tấc vàng... Cánh đồng làng mình sẽ là nhỏ nếu đem trồng lúa. Nhưng sẽ là mênh mông nếu trồng một loại cây phù hợp.”

“Cây phù hợp là cây gì?”

Ông chủ trang trại nổi tiếng khắp vùng về sự thức thời quả quyết:

“Khi đời sống vật chất đủ đầy người ta sẽ có nhu cầu tìm đến những giá trị tinh thần. Ông làm báo nhưng có bao giờ ông đặt câu hỏi tại sao hoa Tulip Hà Lan được xuất khẩu đi khắp thế giới? Tại sao một bông hồng Pháp có giá bằng nửa tấn lúa mà dân Việt vẫn mua? Tại sao nền nông nghiệp của Thái Lan và Đài Loan lại trỗi dậy bằng công nghệ trồng phong lan?”

Tôi chưa kịp trả lời thì Tuyến đã chốt một câu chắc khự:

“Dân mình không kém đâu. Chỉ cần có chủ trương đúng là dân tự biết phải làm gì”.

Câu nói của Tuyến âm vang trong chiều cuối năm khiến tôi tin những người dân quê tôi sẽ không bỏ ruộng. Và tôi mơ một ngày không xa, cánh đồng làng tôi sẽ trở thành một cánh đồng hoa. 

Loay hoay xác định giá đất

Loay hoay xác định giá đất

Tiêu điểm -  1 năm
Lúng túng trong quy trình, xác định giá đất khó khăn kéo dài, thậm chí có tâm lý lo sợ rủi ro từ phía đơn vị tư vấn là tình trạng diễn ra tại một số tỉnh thành thời gian qua.
Loay hoay xác định giá đất

Loay hoay xác định giá đất

Tiêu điểm -  1 năm
Lúng túng trong quy trình, xác định giá đất khó khăn kéo dài, thậm chí có tâm lý lo sợ rủi ro từ phía đơn vị tư vấn là tình trạng diễn ra tại một số tỉnh thành thời gian qua.
Trồng lúa bền vững với 1 triệu héc ta chất lượng cao

Trồng lúa bền vững với 1 triệu héc ta chất lượng cao

Phát triển bền vững -  1 năm

Dự thảo đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đưa ra mục tiêu tăng sản lượng, giảm chi phí, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn.

Bỏ tư duy ''vựa lúa'', miền Tây thuận thiên để phát triển bền vững

Bỏ tư duy ''vựa lúa'', miền Tây thuận thiên để phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  2 năm

Quan điểm mới về nông nghiệp miền Tây được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, là quan điểm “thuận thiên”, canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tìm cách can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.

Hoa giả, lúa giả và 5 tồn tại của du lịch Tây Nam bộ

Hoa giả, lúa giả và 5 tồn tại của du lịch Tây Nam bộ

Leader talk -  2 năm

Các tỉnh thành Tây Nam bộ phải thay đổi tư duy, xác định làm du lịch là làm kinh tế, đoạn tuyệt tư duy lễ hội miễn phí, chạy theo số lượng.

Hỗ trợ ngành lúa gạo tiếp cận vốn vay để khơi luồng lưu thông

Hỗ trợ ngành lúa gạo tiếp cận vốn vay để khơi luồng lưu thông

Tiêu điểm -  3 năm

Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các ngân hàng thương mại tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư, chế biến, sản xuất thóc, gạo với thời hạn và lãi suất hợp lý.

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  48 phút

Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Diễn đàn quản trị -  59 phút

Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.

Hạnh phúc của Chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Hạnh phúc của Chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Chủ tịch FPT Software, bà Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Phát triển bền vững -  1 giờ

Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.

Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050

Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050

Tiêu điểm -  1 giờ

Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Hội nghị G20.

6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld

6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld

Bất động sản -  14 giờ

Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.