Phát triển bền vững

Bỏ tư duy ''vựa lúa'', miền Tây thuận thiên để phát triển bền vững

Phạm Sơn Thứ năm, 23/06/2022 - 07:23

Quan điểm mới về nông nghiệp miền Tây được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, là quan điểm “thuận thiên”, canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tìm cách can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.

Miền Tây giữ vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước.

Nông nghiệp là niềm tự hào của vùng đất Chín Rồng. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thích hợp, thổ nhưỡng màu mỡ, các vựa lúa miền Tây từng được miêu tả là “chỉ cần gạt tay là thóc đầy cả thúng”.

Bên cạnh lúa gạo, Đồng bằng sông Cửu Long còn là vựa trái cây, vựa thủy sản của cả nước, cung cấp nhiều sản vật quý đặc trưng của vùng như dừa sáp Trà Vinh, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, cá tra An Giang, cua gạch Cà Mau… hấp dẫn người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Nông nghiệp cũng là nỗi đau của vùng đất này. Hoạt động canh tác nông nghiệp của bà con miền Tây ngày càng trở nên khó khăn với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng chỉ cần một đợt ngập mặn, một mùa nước lên bất thường, công sức của bà con đều đổ sông, đổ biển.

Miền Tây từ nhiều năm nay đã được giao nhiệm vụ là duy trì an ninh lương thực cho cả đất nước, thậm chí góp phần duy trì an ninh lương thực cho cả quốc tế, đặc biệt là những khu vực khó khăn như châu Phi, Trung Đông.

Tuy nhiên, quan điểm sai lầm coi an ninh lương thực là an ninh lúa gạo đã tạo ra “vòng kim cô” kìm hãm nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều giải pháp ứng phó được đưa ra để duy trì diện tích trồng lúa trước sự biến đổi thất thường của thời tiết, lưu lượng nước nhưng chỉ tiêu tốn tiền của chứ không đem lại nhiều hiệu quả.

Quan điểm mới về nông nghiệp miền Tây được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, là quan điểm “thuận thiên”, canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tìm cách can thiệp thô bạo vào thiên nhiên. Từ tư duy mới đó, nhiều mô hình nông nghiệp giá trị cao đã xuất hiện và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân, có thể kể đến như mô hình lúa – tôm; mô hình kinh tế dưới tán rừng; mô hình xen canh lúa – sen…

Quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long được ban hành đầu năm 2022 tiếp tục cụ thể hóa quan điểm “thuận thiên”. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, quy hoạch miền Tây được xây dựng dựa trên quy hoạch tài nguyên nước, từ đó phân chia miền Tây thành 3 vùng nhỏ theo chính điều kiện vè nguồn nước của mỗi vùng.

Quy hoạch cũng định nghĩa lại an ninh lương thực. Miền Tây vẫn là vựa nông sản của đất nước, vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, tuy nhiên nông nghiệp miền Tây được quy hoạch theo hướng thủy sản, trái cây, lúa gạo, trong đó giảm tỷ trọng lúa gạo, tăng tỷ trọng lúa gạo và trái cây.

Nông nghiệp xanh hướng đến con người

Phát biểu tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá cao những giá trị của quy hoạch tổng thể miền Tây.

Nông nghiệp bền vững ‘cởi trói’ tiềm năng miền Tây
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị ngày 21/6. Ảnh: VGP.

Theo Bộ trưởng, quy hoạch đã tạo cho nông nghiệp miền Tây một hướng đi mang tính tổng thể, chiến lược thay vì “phép cộng” đơn thuần. Hướng đi này tạo ra thế chủ động cho vùng trước sự biến động khó lường của khí hậu, thị trường và người tiêu dùng.

Những điểm yếu của nền nông nghiệp miền Tây từ xưa đến nay như câu chuyện “được mùa mất giá”; sự manh mún, chia cắt, thiếu tính liên kết… kỳ vọng sẽ được tháo gỡ khi thực hiện quy hoạch.

Một hướng đi được Bộ trưởng nhấn mạnh là nông nghiệp xanh, giảm phát thải carbon. Với cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, ngành nông nghiệp bắt buộc phải chuyển mình theo hướng giảm thiểu nhất các tác động tới môi trường.

“Nếu nói biến đổi khí hậu là thách thức thì góc nhìn tích cực, nếu giải quyết được thách thức này, sẽ tạo ra thương hiệu cho Đồng bằng sông Cửu Long, dù chịu tác động lớn của thiên nhiên nhưng biết cách chủ động thích ứng và phát triển”, lãnh đạo ngành nông nghiệp chi biết.

TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cũng đưa ra nhận xét, quy hoạch với việc phân chia 3 vùng sinh thái và các giải pháp hạ tầng liên kết là cơ sở để đảm bảo xây dựng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp tái tạo.

Chìa khóa đưa đồng bằng sông Cửu Long mang thương hiệu thế giới

Để thực hiện hóa tầm nhìn nông nghiệp xanh miền Tây, tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng. Theo quan điểm mới của Nghị quyết 120 cũng như quy hoạch tổng thể vùng, tài nguyên nước không còn giới hạn ở nước ngọt mà là cả nước lợ và nước mặn. Trên cơ sở đó, các vùng sinh thái nông nghiệp được thiết lập, như vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái mặn - lợ, vùng chuyển tiếp ngọt lợ, ngọt - lợ luân phiên.

Cùng với sự thay đổi về tư duy phát triển, sự đóng góp từ phía con người cũng rất quan trọng và đáng quý. Bộ trưởng Lê Minh Hoan kể lại câu chuyện về những nhà khoa học, những người nông dân kiên trì lai tạo ra giống cây chịu được hạn, mặn; sáng tạo và áp dụng những mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn.

Hội tụ đủ về tư duy, quan điểm, về sự nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, chính quyền từ Trung ương, địa phương, đến từng bà con nông dân, cộng thêm những hỗ trợ quý báu từ các quốc gia, tổ chức quốc tế, Bộ trưởng đặt niềm tin vào một tương lai tươi sáng, Đồng bằng sông Cửu Long mang thương hiệu quốc tế về nền nông nghiệp giá trị cao, tiên phong thích ứng biến đổi khí hậu.

'Tất tần tật' các điểm nghẽn trong ngành nông nghiệp

'Tất tần tật' các điểm nghẽn trong ngành nông nghiệp

Tiêu điểm -  2 năm

Giá vật tư nông nghiệp, đặt biệt là phân bón đang tăng cao, thương hiệu nông sản, được mùa mất giá, nạn phân bón giả, doanh nghiệp chưa mặn mà với ngành nông nghiệp, nguồn nhân lực chủ yếu chưa qua đào tạo, đất bị suy thoái… là những vấn đề nóng mà các đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên chất vấn chiều 7/6.

Thí điểm mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

Thí điểm mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

Phát triển bền vững -  3 năm

Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp là một mô hình có nhiều tiềm năng ở Việt Nam - một quốc gia có nền nông nghiệp quy mô lớn và nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao để đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế.

Lợi thế cạnh tranh của một SME ngành nông nghiệp

Lợi thế cạnh tranh của một SME ngành nông nghiệp

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Trong bối cảnh đại dịch khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí đầu vào tăng cao trong khi đầu ra giảm sút trong suốt một thời gian dài, CEO Lê Anh và công ty Lê Gia vẫn tìm được cơ hội trong nguy nan nhờ liên tục lắng nghe để thấu hiểu thị trường và thích ứng linh hoạt.

Ngành nông nghiệp lên kế hoạch cải cách

Ngành nông nghiệp lên kế hoạch cải cách

Tiêu điểm -  3 năm

Việc cải cách hành chính và thể chế, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, phải được xem là cuộc cách mạng như khoán 10, khoán 100 của ngành nông nghiệp.

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Phát triển bền vững -  2 ngày

Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

Phát triển bền vững -  2 ngày

Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Phát triển bền vững -  3 ngày

Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Phát triển bền vững -  4 ngày

Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  3 phút

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  3 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  4 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đọc nhiều