Tiêu điểm
Trung Quốc loay hoay tái khởi động nền kinh tế giữa dịch Corona
Sự bùng phát của dịch Corona không chỉ khiến Trung Quốc trì trệ mà còn ảnh hưởng lan tỏa đến kinh tế toàn cầu.

Nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc vẫn tiếp tục tình trạng đóng cửa vào tuần này, bất chấp nỗ lực của chính phủ thúc đẩy khởi động nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau sự bùng phát của dịch Corona.
Với những khu vực đã mở cửa trở lại, chính quyền Bắc Kinh đang xem xét một cách cẩn thận nhằm kiểm soát dịch và giảm thiểu tác động của dịch bệnh này đối với nền kinh tế.
Trong thông tư công bố vào cuối tuần trước, Trung Quốc đã kêu gọi nhiều biện pháp hơn nhằm bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ lây nhiễm và tiếp tục sản xuất càng sớm càng tốt.
Các doanh nghiệp cung cấp vật tư và dịch vụ kiểm soát dịch bệnh như vật liệu y tế và nhu yếu phẩm hàng ngày là một trong những nhóm trở lại công việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ và chạy đua với sự bùng phát của dịch bệnh mới.
Công suất sản xuất khẩu trang y tế của Trung Quốc đã phục hồi lên mức 87%, theo thông tin từ Xinhua. Các công ty chuyển phát nhanh cũng phục hồi dịch vụ vào đầu tuần này nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dân và đảm bảo cung cấp nguồn lực cho việc kiểm soát dịch bệnh.
Chính quyền Trung Quốc khuyến khích các lĩnh vực khác ổn định sản xuất dần dần nhưng sự cẩn trọng với dịch Corona cũng gia tăng đáng kể.
Nhiều thành phố, dẫn đầu là Bắc Kinh và Thượng Hải, đang khuyến khích người lao động làm việc tại nhà, trong khi một số công ty công ty lớn như Alibaba hay Meituan đã kéo dài thời gian nghỉ lễ đến ngày 16/2 hoặc muộn hơn.
Tencent cho biết nhân viên sẽ bắt đầu làm việc tại nhà vào đầu tuần này và nhiều khả năng tiếp tục trong ít nhất hai tuần tới. Nhiều doanh nghiệp khác cũng có cách đối phó với dịch bệnh tương tự như Microsoft, Didi Chuxing hay Alibaba, Financial Times đưa tin.
Sự bùng phát nhanh chóng của vi rút Corona đã khiến nền kinh tế toàn cầu rung lắc, thị trường tài chính náo loạn và đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hãng ô tô Fiat Chrysler tuần trước cho biết có thể năng phải ngừng sản xuất tại châu Âu do khó khăn trong việc nhập phụ tùng từ Trung Quốc trong khi giá nguyên vật liệu như đồng, dầu, khí đốt chịu áp lực từ kinh tế toàn cầu chậm lại.
Các thương hiệu hàng xa xỉ vốn phụ thuộc lớn vào người tiêu dùng Trung Quốc nay cũng bị ảnh hưởng trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Burberry của Anh đã đóng cửa 24/64 cửa hàng tại Trung Quốc, cảnh báo dịch Corona đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu hàng xa xỉ của người dân.
Cùng với đó, rất nhiều hãng hàng không trên toàn cầu cắt giảm một phần hoặc hoàn toàn các chuyến bay đến hoặc đi từ Trung Quốc.
Sự bùng phát có thể nhấn chìm hy vọng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6% trong năm nay của Bắc Kinh cũng như gia tăng khó khăn với kế hoạch mua thêm hàng hóa của Mỹ theo thỏa thuận thương mại một phần được ký kết giữa hai nước.
Hôm 6/2, Ủy ban thuế quan của Trung Quốc tuyên bố giảm một nửa thuế suất gia tăng đang áp lên 75 triệu USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ theo thỏa thuận, đưa thuế suất về mức 2,5 – 5%, dựa theo mức 5 – 10% có hiệu lực hồi tháng 9 năm ngoái.
Nhiều động thái kích thích nền kinh tế đã được tung ra. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất và bơm lượng tiền mặt khổng lồ vào thị trường nhằm giúp giảm áp lực cho các ngân hàng thương mại và những người đi vay. Nước này cũng công bố việc giảm thuế và trợ cấp nhằm hỗ trợ người tiêu dùng.
Corona kéo theo ‘cơn sốt’ cổ phiếu doanh nghiệp dược phẩm
Các quốc gia châu Á ‘tung phao’ cứu nền kinh tế vì dịch Corona
Trong bối cảnh số ca nhiễm vi rút Corona tiếp tục gia tăng, nhiều quốc gia châu Á bắt đầu hướng tới các gói hỗ trợ tài chính dành cho doanh nghiệp trong nước.
TP.HCM muốn thu hồi đất nhà nước giao, cho thuê nhưng bỏ trống
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM kiến nghị thu hồi đất đã được nhà nước giao, cho thuê nhưng để trống nhằm tránh lãng phí tài nguyên.
Rộng cửa cho doanh nghiệp nhà nước làm điện gió ngoài khơi
Điện gió ngoài khơi hứa hẹn mở ra cơ hội không thể thuận lợi hơn cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tham gia từ khâu đề xuất, đầu tư vận hành tới chuyển nhượng.
Hai bệnh viện nghìn tỷ ở Hà Nam sẽ hoàn thành vào tháng 10/2025
Hai dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam được cam kết hoàn thành xây dựng vào tháng 8 và tháng 10 năm nay.
Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM
Một ngày sau khi được chỉ định làm Phó bí thư thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Văn Được được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố.
Hà Nội triển khai loạt kế hoạch quan trọng trong năm 2025
Hà Nội sẽ đẩy mạnh số hoá, cải cách hành chính, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao nhất, quản lý dữ liệu và phòng chống dịch bệnh.
Cách làm cầm đồ chẳng giống ai của Digiworld
Quy mô chuỗi cầm đồ của Digiworld vẫn đang tỏ ra khiêm tốn so với các doanh nghiệp trong ngành, dù đã có hơn một năm tái cấu trúc.
TP.HCM muốn thu hồi đất nhà nước giao, cho thuê nhưng bỏ trống
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM kiến nghị thu hồi đất đã được nhà nước giao, cho thuê nhưng để trống nhằm tránh lãng phí tài nguyên.
6 bước sản xuất sổ tay văn hóa doanh nghiệp
Một sổ tay văn hóa được trình bày rõ ràng và chi tiết giúp tất cả thành viên trong tổ chức có cùng một hiểu biết và nhận thức về văn hóa doanh nghiệp.
Phú Mỹ bắt tay Tập đoàn Stavian mở rộng đầu tư hóa chất
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) vừa đạt được thỏa thuận hợp tác mangg tính chiến lược với Công ty CP Tập đoàn Stavian.
Rộng cửa cho doanh nghiệp nhà nước làm điện gió ngoài khơi
Điện gió ngoài khơi hứa hẹn mở ra cơ hội không thể thuận lợi hơn cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tham gia từ khâu đề xuất, đầu tư vận hành tới chuyển nhượng.
Nguồn lực nào cho tăng trưởng hai con số?
Phát triển nguồn nhân lực, vật lực, tài lực gắn với khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường giúp Việt Nam tăng trưởng hai con số.
5 xu hướng trải nghiệm nhân viên 2025
Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm nhân viên để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và khó lường.