Leader talk
TS. Nguyễn Quốc Toàn: Doanh nhân phản biện xã hội khó như đi xiếc trên dây
Phản biện xã hội đối với doanh nhân Việt Nam khó như đi xiếc trên dây. Làm sao giữ được cân bằng các mối quan hệ với công quyền.

Với tôi hai năm qua là những năm đầu tiên đánh dấu sự bắt đầu của cái mà tôi gọi là "Doanh nhân phản biện, nhập thế". Sau nhiều năm, kể từ năm 1986 đến giờ, nhiều doanh nhân rất có uy tín bắt đầu lên tiếng phản biện xã hội, nhà nước và chính sách rất thẳng thắn và thậm chí là gay gắt. Những quan điểm của họ được rất nhiều người đọc và ủng hộ.
Nói ra coi chừng tan hoang cơ đồ
Tại sao tôi lại mừng khi doanh nhân "nhập thế"? Trí thức, nhà báo, văn sĩ, khoa học gia phản biện xã hội ở Việt Nam thì xưa nay không hiếm, các chính trị gia về hưu và cựu chiến binh thì cũng không ít. Nhưng suy cho cùng, những người đó là những người "không có tóc" và mất mát ít nhất khi tham gia phản biện xã hội. Hậu quả không tác động đến họ nhiều như mấy ông doanh nhân đi làm phản biện xã hội.
Phản biện xã hội đối với doanh nhân Việt Nam khó như đi xiếc trên dây. Làm sao giữ được cân bằng các mối quan hệ với công quyền để đến lúc có việc nhờ vả thì không phải nghe: "Chú chửi anh ghê quá, giờ sao lại nhờ?", vừa đủ dũng cảm nói ra điều mình nói. Không nói ra thì ức không chịu được, thấy mình hèn và bạc nhược quá, mà nói ra thì có khi lại tan hoang cho tất cả những người có liên quan.
Không còn nhiều kẽ hở để cơ quan chức năng bắt lỗi
Làm doanh nhân ở Việt Nam là việc khổ nhất. Hiếm có doanh nghiệp nào thành công lớn mà không phải có quan hệ chặt chẽ với nhà nước và chính trị.
TS. Nguyễn Quốc ToànLý do đầu tiên là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đã cho doanh nhân một kênh truyền thông riêng của mình, thay vì phải dựa vào báo chí chính thống để phát ngôn. Những doanh nhân có trách nhiệm cũng là những người tham gia trào lưu "MeCom" (truyền thông cá nhân) rất nhiệt tình. Doanh nhân thoải mái để đưa tiếng nói của mình ra bên ngoài.
Thứ hai, những tiêu cực trong quản lý đã tác động trực tiếp đến doanh nhân Việt Nam. Trước đây, các tiêu cực thường không ảnh hưởng nhiều đến đời sống doanh nhân vì họ luôn là những người có tiền và một cách nào đó "miễn nhiễm" với những tiêu cực xảy ra.
Giao thông nguy hiểm, nhiều xe máy ư? Họ đi ô tô cơ mà. Thực phẩm bẩn ư? Họ toàn mua ở siêu thị rau sạch. Giáo dục tệ quá ư? Họ gửi con đến trường tư, trường quốc tế và đi du học. Nơi ở chật chội, mất an ninh, nhiều con nghiện ư? Họ ở Ciputra, Phú Mỹ Hưng, những ốc đảo an toàn và giàu có. Chính sách xã hội ư? Gì mà phải phê phán. Họ đủ giàu để không phải lo đến chuyện xã hội.
Giờ đây mọi chuyện đã khác. Họ có giàu đến mấy cũng không chắc là thực phẩm, tôm cá họ ăn không bị ngộ độc từ thảm hoạ Formosa. Ở Phú Mỹ Hưng, thì dù có ở biệt thự Chateau, Phú Gia hàng triệu đô, hay căn hộ Riverside sang trọng thì mùi rác thải Đa Phước cũng sẽ ám đến tận nơi.
Đường xá từ Ciputra hay Phú Mỹ Hưng lên trung tâm bây giờ đã luôn tắc hàng tiếng đồng hồ và rất dễ ngập lụt mỗi khi có mưa lớn. Lúc đó thì BMW hay Roll Royes cũng chịu. Đi du học mà không chuẩn bị kỹ cho con thì không cẩn thận con lại trầm cảm, do vậy du học chưa chắc đã là giải pháp hay.
Một lý do nữa doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu đủ sung túc để nghĩ đến chuyện trên giời dưới bể. Một phần doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu bớt sợ. Vì họ cũng đã đắt đầu làm ăn bài bản, đàng hoàng hơn để không còn nhiều kẽ hở mà cơ quan chức năng có thể bắt lỗi. Họ đã dũng cảm hơn, thức tỉnh hơn. Phản biện xã hội đối với họ như là một phần của lẽ sống, của lương tâm.
Nói gì thì nói, chúng tôi cũng cần phải cảm ơn chính phủ Việt Nam. Họ đã biết tôn trọng, lắng nghe doanh nhân hơn rất nhiều và đã không còn tâm thế phản ứng rất nặng nề và tiêu cực, hay thậm chí “trả đũa” với những phản biện xã hội, đặc biệt là từ doanh nhân. Họ cũng đã một phần nào hiểu rằng, phản biện xã hội từ doanh nhân là vô cùng tích cực và thiết thực chứ không hề có tính chất phá hoại hay chống đối.
Do vậy, tôi đánh giá rất cao việc chính quyền hiện nay, đặc biệt là những nhà lãnh đạo cao cấp, ngày càng cầu thị và thực sự muốn thay đổi.
Chính phủ kiến tạo: Doanh nhân không còn phải sợ công quyền nữa
Có một bạn nhà báo hỏi tôi rằng, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, anh mong muốn thế nào về chính phủ kiến tạo? Tôi ngẩn người ra trước câu hỏi của bạn đó và mất mấy ngày không trả lời nổi là tôi mong muốn thế nào về một chính phủ kiến tạo.
Với tôi, chính phủ kiến tạo chỉ là khi doanh nhân chúng tôi không còn phải sợ công quyền nữa. Chính phủ kiến tạo với tôi chỉ là khi doanh nhân được bình đẳng với chính phủ về mặt pháp lý và quyền làm ăn chân chính.
(*) TS. Nguyễn Quốc Toàn là partner của Công ty Ernst and Young (EY), phụ trách mảng Tư vấn Chiến lược và Tài chính, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổ chức Giáo Dục Hoa Kỳ (IAE).
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: 'Muốn tranh cãi về chính sách thì không thể dịu dàng được'
Không quyết liệt xóa bỏ giấy phép con, quyết tâm "Chính phủ kiến tạo" chỉ dừng lại trên lý thuyết
Doanh nghiệp Việt Nam có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ.
TS. Nguyễn Minh Hòa: Vỉa hè của ai, cho ai?
Nhiều người nổi tiếng và cả thân bại danh liệt vì cái vỉa hè nho nhỏ này...
Xóa bỏ giấy phép con: 'Nếu lần này Chính phủ thất bại, chúng ta sẽ mất đi cơ hội'
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng CIEM, nếu các bộ ngành đã không thể tự thay đổi thì Chính phủ buộc phải áp đặt cho các bộ, giao chỉ tiêu cắt giảm cụ thể, bắt buộc phải thực hiện và tìm kiếm phương thức quản lý mới.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Tăng thuế VAT - VÌ AI THẾ?
Ba chữ viết tắt VAT làm tôi chợt bật ra câu hỏi: Vì Ai (mà) Tăng thuế? Vì Ai Thế? Ở một đất nước mà Nhà nước khẳng định là “của dân, do dân, vì dân”, thì rút cuộc tăng thuế VAT lần này là do ai, vì ai?
Hiện đại hóa nền kinh tế cũng cần đến triết lý dân sinh
Khi cả nước đang bàn luận về việc áp dụng thuế hóa đơn điện tử thay thế thuế khoán, phía sau những con số và quy định là một câu hỏi triết học sâu sắc: làm thế nào để hiện đại hóa phục vụ cho dân sinh, chứ không phải dân sinh phục vụ cho hiện đại hóa?
Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Truy xuất nguồn gốc: 'Giấy thông hành' cho hàng Việt ra thế giới
Truy xuất nguồn gốc đóng vai trò quyết định trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, khi các thị trường EU, Mỹ liên tục siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thực hư chung cư đã bàn giao chưa có sổ hồng không được chuyển nhượng
Giới chuyên gia cho rằng, cần làm rõ quy định về việc chuyển nhượng căn hộ đã bàn giao nhưng chưa có sổ hồng để tránh gây hoang mang cho người mua nhà.
Gánh nặng tiền sử dụng đất bổ sung: Doanh nghiệp kiến nghị gỡ vướng
Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 tiếp tục giữ nguyên quy định về khoản thu tiền sử dụng đất bổ sung có thể khiến nhiều doanh nghiệp chịu thêm gánh nặng tài chính.
Vosco chi hơn 1.850 tỷ đồng mua hai tàu dầu cũ
Vosco sẽ bổ sung thêm vào đội tàu hai tàu dầu được đóng tại Trung Quốc từ năm 2021, với tổng mức đầu tư hơn 1.850 tỷ đồng.
Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Chưa hưởng lợi từ thuế VAT, Phân bón dầu khí Cà Mau đã lãi lớn
PVCFC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm mạnh, nhưng chỉ sau hai quý đầu năm, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch cả năm, cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn trong bối cảnh thận trọng điều hành.