Tiêu điểm
VFF cấm sử dụng trái phép hình ảnh, thương hiệu của đội tuyển U23 Việt Nam
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt ngay hành vi sử dụng trái phép hình ảnh, tên gọi liên quan đến các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam, trong đó có U23 Việt Nam.

Trước những tranh cãi trong dư luận thời gian gần đây liên quan đến việc khai thác hình ảnh của các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) mới đây đã ra thông báo về việc sở hữu quyền thương mại.
Theo đó, VFF khẳng định, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là đơn vị duy nhất sở hữu tên gọi, hình ảnh, thương hiệu và các quyền khai thác thương mại liên quan đến các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam, bao gồm Đội tuyển U23 Việt Nam.
Vừa qua, với sự thành công của Đội tuyển U23 Việt Nam, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng tên gọi, hình ảnh, thương hiệu của Đội tuyển U23 Việt Nam để kinh doanh, quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của VFF.
Vì vậy, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nào sử dụng tên gọi, hình ảnh của các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của VFF là hành vi vi phạm quyền thương mại của VFF và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc khai thác trái phép các quyền thương mại liên quan đến các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam.
VFF yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chấm dứt ngay hành vi sử dụng trái phép tên gọi, hình ảnh, thương hiệu của các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam. VFF sẽ tiến hành các biện pháp trong phạm vi thẩm quyền để bảo vệ thương quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Tại buổi gặp mặt trao đổi báo chí ngày 29/1, Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh cũng khẳng định VFF sẽ xử lý những nhãn hàng sử dụng hình ảnh U23 Việt Nam vào mục đích quảng bá trái phép.
"Chúng tôi đánh giá cao và gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ gắn bó lâu dài với bóng đá Việt Nam. Những đóng góp như vậy rất đáng quý và giúp cho chúng tôi. Gần đây có một số hành động sử dụng hình ảnh đội để kinh doanh quảng bá. Chúng tôi sẽ làm việc với đối tác của VFF để làm rõ những hành động này", Tổng thư ký VFF cho hay.
Trong tuần qua, thủ môn Bùi Tiến Dũng, thủ thành số 1 của U23 Việt Nam đã trở thành tâm điểm của dư luận khi một công ty đã đứng ra tuyên bố trở thành người đại diện của thủ thành này, kèm theo bảng định giá cát-xê rất cao.
Rất nhiều hạng mục nghìn USD được đưa ra. Theo đó, nếu trở thành gương mặt đại diện cho một ngành hàng thì mức thù lao được ấn định cho Bùi Tiến Dũng lên tới hơn 123.000 USD, tương đương hơn 2,7 tỷ đồng.
Đây là con số không hề nhỏ với một gương mặt trẻ mới nổi trong làng thể thao thời gian qua, thậm chí còn vượt mặt nhiều ngôi sao lớn trong giới showbiz Việt.
Điều này đã khiến CLB FLC Thanh Hóa lập tức “tuýt còi” với tuyên bố họ mới là người trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, sau đó CLB này đã không giữ ý định khởi kiện ban đầu của mình và thủ môn Bùi Tiến Dũng cũng đã nhận lỗi, rút kinh nghiệm qua vụ việc.
Ngay sau giải U23 châu Á 2018, trang cá nhân của Bùi Tiến Dũng đã có hơn 2,6 triệu lượt theo dõi, cao hơn nhiều một số nhân vật nổi tiếng của giới showbiz như ca sĩ Sơn Tùng M-TP hay Hoa hậu Phạm Hương.
Với mỗi status, tài khoản facebook của thủ môn thu về hơn 100.000 lượt like và hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận.
Từ câu chuyện của Vietjet Air và U23 Việt Nam đến vai trò của các Think Tanks
Bài học đắt giá cho Vietjet từ chuyến bay đón U23 Việt Nam
Dư luận và cộng đồng mạng vẫn đang tiếp tục thể hiện sự phản đối mạnh mẽ đối với hãng hàng không Vietjet do sự cố người mẫu mặc bikini đón tiếp các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam trên chuyến bay từ Thường Châu (Trung Quốc) về Việt Nam sau khi kết thúc giải vô địch U23 châu Á 2018.
Vietjet bị phạt 40 triệu đồng vì trình diễn bikini đón U23 Việt Nam
Quyết định xử phạt do Cục Hàng không Việt Nam ban hành, kèm theo các hình thức xử lý khác.
Vietjet vào tâm bão truyền thông vì dùng người mẫu bikini đón U23 Việt Nam
Danh tiếng của Vietjet Air đang bị sứt mẻ nghiêm trọng bởi "scandal bikini Thường Châu" trong kế hoạch truyền thông liên quan đến việc đón đội tuyển U23 Việt Nam về nước sau trận chung kết giải vô địch U23 châu Á 2018.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Trước bão thuế quan, Viconship vẫn tăng vốn 'khủng', đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp cảng biển
Cùng với việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành và tiến hành thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp logistics, Viconship đang dần hoàn thiện hệ sinh thái vận tải biển.
Giá vàng hôm nay 29/4: Tăng lần thứ hai trong ngày
Giá vàng hôm nay 29/4 bất ngờ tăng thêm vào gần giờ trưa ở tất cả các nhà bán thêm từ 200.000 – 500.000 đồng/lượng.