Quốc tế
Việt Nam sẽ ra sao giữa căng thẳng thương mại dâng cao?
Với những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có điểm dừng như hiện nay, Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung sẽ trở thành địa điểm lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư.
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng leo thang, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch và đầu tư) nhận định trước mắt, chiến tranh thương mại sẽ chưa ảnh hưởng lớn tới Việt Nam mà chủ yếu ảnh hưởng tới Trung Quốc.
“Tôi cho rằng không quá lo ngại. Vấn đề là doanh nghiệp biết thông tin và chủ động, tìm hiểu để thích ứng, lựa chọn sản phẩm xuất đi hoặc tìm ra thị trường khác”.
TS. Lưu Bích Hồ nhận định dòng đầu tư sẽ được chuyển dần sang Việt Nam nhưng đối với hàng hóa cần cẩn thận, đặc biệt là những hàng hóa không tiêu thụ được ở Mỹ.
Trong thời gian dài, chiến tranh thương mại được đánh giá sẽ ảnh hưởng khá mạnh đến nhiều khu vực, bao gồm Việt Nam và “không chỉ hàng hóa dịch vụ mà còn là tiền tệ”.
Ngày 6/7, đối đầu thương mại Mỹ - Trung chính thức nổ ra với phát súng đầu tiên đến từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi quốc gia này tuyên bố tăng thuế lên tới 25% đối với 34 tỷ USD giá trị hàng nhập từ Trung Quốc với hiệu lực ngay lập tức.
Ngày 23/8, 16 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ chính thức bị nâng thuế lên mức 25%, tạo ra động thái trả đũa nhanh chóng từ Bắc Kinh ngay trước thềm đàm phán song phương.
Chưa dừng lại, thông báo chính thức trên website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đầu tuần này tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục nâng thuế lên mức 10% đối với 200 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu từ Bắc Kinh, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 24/9/2018 và kể từ 1/1/2019, mức thuế sẽ được gia tăng lên ngưỡng 25%.
Phía Trung Quốc cũng tỏ ra không hề kém cạnh khi liên tiếp đáp trả tương xứng về danh mục hàng hóa cũng như giá trị. Bắc Kinh đã đáp trả thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ và mới đây nhất, cũng cho thấy thái độ không khoan nhượng với việc 200 tỷ USD hàng xuất khẩu bị nâng thuế.
Theo thông báo của Bộ Tài chính Trung Quốc dẫn tin bởi South China Morning Post (SCMP), quốc gia này sẽ nâng thuế hàng Mỹ với 2 mức là 5% và 10%, có hiệu lực vào 24/9 tới, cùng ngày với quyết định của phía Mỹ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất đã mở rộng nhanh chóng về phạm vi và giá trị. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị nâng thuế gần như toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ sau khi ông Trump đưa ra lời đe dọa gần đây.
Trong trao đổi ngắn với TheLEADER cuối tháng trước, ông Daniel Wong, nguyên CEO của Longview Fibere, người có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng nhận định: “Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ có lợi cho Việt Nam”.
Theo ông, “bản thân Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh và ngay cả khi không có chiến tranh thương mại, Việt Nam vẫn sẽ tiến lên”.
“Trong bối cảnh đối đầu thương mại, càng ngày sẽ càng có nhiều doanh nghiệp đang sở hữu nhà máy tại Trung Quốc nghĩ đến tương lai, đặc biệt với thị trường hàng đầu như Mỹ. Nếu bạn là một doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng tại Trung Quốc, với vị thế là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn cần phải nghĩ về dài hạn và những khả năng có thể xảy ra nhất trong dài hạn”, ông phân tích.
“Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang có được vị trí mà nhiều quốc gia khác ghen tị như lợi thế bờ biển dài, dân số trẻ đầy năng lượng, số người dùng di động tăng lên, Chính phủ mở cửa thương mại trên nền tảng công bằng, tạo ra cơ hội to lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài”.
Ngoài Việt Nam, khu vực Đông Nam Á nói chung được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với làn sóng đơn đặt hàng mới và hoạt động dịch chuyển sản xuất.
Theo số liệu từ cuộc khảo sát mới đây thực hiện bởi AmCham Trung Quốc và AmCham Thượng Hải đưa tin bởi Bloomberg, 1/3 trong số hơn 430 doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc cho biết đã và đang xem xét chuyển sản xuất ra nước ngoài, trong đó Đông Nam Á là khu vực được lựa chọn nhiều nhất.
Sở hữu kinh tế tăng trưởng năng động, Đông Nam Á còn “ghi điểm” bởi chi phí sản xuất thấp, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng với vị trí địa lý gần Trung Quốc.
Việt Nam tỏa sáng bất chấp áp lực từ chiến tranh thương mại
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lại dâng cao
16 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ chính thức bị nâng thuế lên mức 25%, tạo ra động thái trả đũa nhanh chóng từ Bắc Kinh ngay trước thềm đàm phán.
Chuyên gia ngoại lạc quan về kinh tế Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Không chỉ các chuyên gia trong nước mà các chuyên gia nước ngoài cũng cho rằng, kinh tế Việt Nam đang ứng phó khá tốt với những tác động xấu từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và cơ hội lớn hơn thách thức.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.