Tiêu điểm
Việt Nam tỏa sáng bất chấp áp lực từ chiến tranh thương mại
Đối đầu thương mại Mỹ - Trung được đánh giá đang mang lại cho Việt Nam những cơ hội phát triển mạnh mẽ nhưng rủi ro cũng sẽ nằm trong chính sự phát triển ấy.

Với nền kinh tế sở hữu tốc độ phát triển nhanh nhất 8 năm trong nửa đầu 2018, Việt Nam đang hóa giải và vượt qua sức ép của những thị trường mới nổi trong bối cảnh các đối thủ khác tại Đông Nam Á phải đối mặt với triển vọng thiếu chắc chắn do rủi ro từ chiến tranh thương mại và đồng USD mạnh hơn.
Mối đe dọa của xung đột thương mại toàn cầu leo thang đang tạo ra sức ép với các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu như Singapore hay Malaysia trong khi Indonesia và Philippines đối mặt với tình trạng nợ nước ngoài gia tăng do áp lực tăng giá của đồng USD.
Bất chấp hiệu ứng tràn vào châu Á, vị thế địa lý gần Trung Quốc cùng các liên kết kinh tế và chính trị mạnh mẽ với Bắc Kinh đang giúp Việt Nam có lợi thế. Áp lực gia tăng chi phí từ việc tăng thuế của Mỹ khiến nhiều nhà sản xuất Trung Quốc chuyển dần sản xuất sang các địa điểm tại châu Á có mức phí rẻ hơn như Việt Nam hay Bangladesh. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đã đầu tư vào Việt Nam với khối lượng lớn.
Nhiều nền kinh tế trong ASEAN đã trở nên mạnh hơn nhiều so với thời điểm khủng hoảng tài chính cuối những năm 1990. Tuy nhiên, những biến động gần đây từ các thị trường mới nổi cùng với căng thẳng thương mại toàn cầu đang dấy lên câu hỏi quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất, rủi ro trong khu vực sẽ ra sao và đâu là cách tốt nhất để ngăn dòng vốn chảy ra ngoài cùng tình trạng nội tệ suy yếu.
Ông Dwyfor Evans, người đứng đầu bộ phận chiến lược vĩ mô châu Á – Thái Bình Dương của State Street Global Markets cho biết: "Chúng tôi đang xem xét dấu hiệu phân hóa giữa các thị trường mới nổi trong khu vực bởi một số thị trường nhất định không muốn nhận lấy sự tiêu cực".
“Nếu Mỹ không thể bù đắp tình trạng giảm nhập khẩu từ Trung Quốc khi đưa sản xuất trở lại Mỹ, nhu cầu lớn tại quốc gia này sẽ cần được đáp ứng bằng nguồn cung khác thay thế.Tôi không nhập đồ chơi từ Trung Quốc và thay vào đó, tôi sẽ nhập từ Việt Nam. Do đó, chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ xét cho cùng lại là một điều tích cực đối với Việt Nam", ông Evans nhấn mạnh.
Đầu tư nước ngoài
8 tháng đầu năm, khoảng 11,25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được rót vào Việt Nam, tăng 9,2% so với cùng kì năm ngoái. Năm 2017, con số đầu tư này ở mức 17,5 tỷ USD.
Người đứng đầu bộ phận các thị trường mới nổi của Nomura, ông Robert Subbaraman cho rằng: "Rất nhiều doanh nghiệp đang tái phân bổ. Dòng vốn FDI mạnh đang giúp Việt Nam cân bằng thanh toán tốt hơn”.

Mặc dù các vấn đề cơ bản hiện nay khá tốt, ông Subbaraman lưu ý rằng Việt Nam nên cẩn trọng trong lĩnh vực tài chính. Theo ông, các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo thâm hụt ngân sách không quá lớn và nền kinh tế tăng trưởng không quá nóng bởi những điều này "thường xảy ra khi tiếp nhận dòng vốn mạnh cùng nhiều công ty”.
Ông Michael Langford, Giám đốc công ty tham vấn Airguide đánh giá rằng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới “sẽ khiến Việt Nam và Trung Quốc thắt chặt quan hệ”. “Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã hình thành nhà máy tại Việt Nam, sản xuất pin, đồ may mặc hay nội thất”.
Tuy nhiên, Việt Nam có thể trở thành nạn nhân trong chính sự thành công của mình khi tiến lên cao hơn trong chuỗi giá trị, từ hàng dệt may sang các sản phẩm công nghệ cao.
Trong nghiên cứu kinh tế khu vực hàng quý được công bố hồi đầu tháng 8, ông Vishnu Varathan từ Mizuho cho rằng: "Các rủi ro đối với tăng trưởng đang tăng lên khi nhà bảo hộ Mỹ có nguy cơ tạo ra gián đoạn với xuất khẩu. Chúng tôi cho rằng thúc đẩy dài hạn hơn đối với đầu tư vào Việt Nam là đề xuất hấp dẫn trong bối cảnh các dòng chảy tự nhiên từ Trung Quốc đang tiến đến khi bị đe dọa bởi rủi ro chiến tranh thương mại".
Trên thực tế, Việt Nam vẫn là nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại với tỉ lệ thương mại so với GDP đạt khoảng 200% và con số này thậm chí đang tăng lên. Dự báo trong năm nay, FDI vẫn ở mức cao và lĩnh vực sản xuất chiếm khoảng 50%. Ước tính vốn FDI đăng kí và thực hiện sẽ đạt gần 15 tỷ USD trong năm nay, giảm mạnh so với 21 tỷ USD của năm ngoái.
Việt Nam được nhận định sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc tham gia vào các thỏa thuận thương mại khu vực, dân số trẻ và có trình độ, lực lượng lao động vẫn rẻ và đang phát triển và vị trí địa lý gần Trung Quốc. Các yếu tố này sẽ là "thỏi nam châm" giúp Việt Nam thu hút FDI mạnh mẽ trong những năm tới.
Việt Nam giữa đối đầu thương mại Mỹ - Trung
Quốc gia Đông Nam Á nào bị tổn thương nhất do chiến tranh thương mại?
Với mức xuất khẩu lớn sang thị trường Mỹ, Việt Nam được nhận định là quốc gia Đông Nam Á dễ bị tổn thương nhất từ đối đầu thương mại Mỹ - Trung.
Đông Nam Á trước ‘cơn sóng’ căng thẳng thương mại
Trong số các nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Việt Nam có thể trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chiến tranh thương mại.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.