Vietinbank Capital rót vốn tiếp vào Viconship

Dũng Phạm Thứ bảy, 06/07/2024 - 11:33

Sau các thương vụ chi hàng trăm tỷ đồng liên tục mua vào cổ phiếu VSC, Vietinbank Capital hiện là cổ đông lớn duy nhất của “ông trùm” cảng biển khu vực phía Bắc.

Báo cáo về giao dịch cổ phiếu của Quỹ đầu tư Vietinbank Capital cho biết, sau khi mua thêm 21 triệu cổ phiếu VSC, Vietinbank Capital nâng sở hữu ở Viconship vượt mức 16%.

Cụ thể, trong phiên giao dịch 3/7, nhằm tăng sở hữu, Vietinbank Capital đã mua vào 21 triệu cổ phiếu VSC, nâng gần gấp đôi sở hữu tại Viconship lên 43 triệu cổ phần, tương đương hơn 16% vốn điều lệ công ty này.

Trong phiên giao dịch, có 21,4 triệu cổ phiếu VSC được giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị 438 tỷ đồng, tương đương gần 20.460 đồng/cổ phiếu. Như vậy, ước tính Vietinbank Capital đã chi ra gần 430 tỷ đồng để mua về số cổ phiếu nói trên.

Trước đó, vào ngày 11/6, Vietinbank Capital ước tính cũng đã dành 215 tỷ đồng để mua vào 9,2 triệu cổ phiếu VSC, nâng sở hữu tại Viconship lên mức 8,25% và chính thức trở thành cổ đông lớn của “ông trùm” cảng biển khu vực phía Bắc.

Theo tìm hiểu, Vietinbank Capital là công ty con do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) nắm giữ 100% vốn. Công ty được thành lập vào tháng 10/2010 theo định hướng phát triển của Vietinbank trở thành một tập đoàn tài chính đa năng, hiện đại dựa trên hai trụ cột chính là ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.

Tính đến cuối quý I/2024, tổng tài sản của Vietinbank Capital đạt gần 413 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm gần một nửa với giá trị hơn 190 tỷ đồng, bao gồm 290.000 cổ phiếu OIL của Tổng công ty Dầu Việt Nam - PVOIL (5,66 tỷ đồng) và 4,355 triệu cổ phiếu TVN của Tổng công ty Thép Việt Nam (43,9 tỷ đồng).

Vietinbank Capital tiếp tục rót vốn vào Viconship
Viconship đang sở hữu và khai thác hệ thống cảng lớn tại khu vực Hải Phòng. Ảnh: Viconship

Về Viconship, công ty vừa công bố nghị quyết thông qua giao dịch nhận chuyển nhượng vốn góp từ các thành viên góp vốn của Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ để nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 100%.

Hiện Viconship đang sở hữu 35% vốn của Cảng Nam Hải Đình Vũ sau khi nhận chuyển nhượng từ Gemadept năm ngoái.

Viconship dự kiến nhận chuyển nhượng tối đa 65% vốn từ Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đoàn Huy và Công ty TNHH Thương mại kim khí xuất nhập khẩu Huy Hoàng với tổng số tiền giao dịch nhận chuyển nhượng là gần 2.180 tỷ đồng.

Nguồn vốn thực hiện lấy từ nguồn thu trong đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (1.334 tỷ đồng) và nguồn vốn vay từ Eximbank (1.450 tỷ đồng).

Nếu thương vụ hoàn tất, Viconship sẽ trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất tại Hải Phòng với tổng công suất khoảng 2,6 triệu TEU/năm, chiếm 25% thị phần khu vực.

Tại đại hội cổ đông tổ chức mới đây, Viconship cũng đã thông qua kế hoạch thoái vốn khỏi dự án khách sạn Hyatt Place Hải Phòng, được xây dựng trên khu đất gần 2.000m2 với vị trí đắc địa tại trung tâm TP. Hải Phòng.

Dự án có tổng vốn đầu tư 1.424 tỷ đồng, trong đó các công ty con của Viconship góp 824 tỷ đồng và T&D Group góp phần còn lại. Tiền góp vốn được chuyển cho T&D Group để thực hiện dự án đầu tư và được tập đoàn này hoàn trả từ năm 2024 trở đi.

Việc thoái vốn khỏi dự án khách sạn được lãnh đạo Viconship lý giải là nhằm tập trung nguồn lực cho những mảng kinh doanh cốt lõi của công ty, giúp giảm gánh nặng chi phí tài chính, chi phí lãi vay.

Năm 2024, Viconship đặt kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu doanh thu đạt 2.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 11,5% và 20,8% so với thực hiện năm 2023.

Viconship rút khỏi dự án khách sạn Hyatt Place Hải Phòng

Viconship rút khỏi dự án khách sạn Hyatt Place Hải Phòng

Doanh nghiệp -  4 tháng
Công ty đặt mục tiêu toàn quyền sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ.
Viconship rút khỏi dự án khách sạn Hyatt Place Hải Phòng

Viconship rút khỏi dự án khách sạn Hyatt Place Hải Phòng

Doanh nghiệp -  4 tháng
Công ty đặt mục tiêu toàn quyền sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  18 phút

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Diễn đàn quản trị -  44 phút

Tổ chức gắn kết mạnh mẽ, cùng vượt qua thách thức và đạt mục tiêu chung là nền tảng để tạo nên trải nghiệm khách hàng xuất sắc và sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

Nhịp cầu kinh doanh -  51 phút

Gói tín dụng SHB quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  2 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  2 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  3 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.