Tài chính
VietinBank tăng trưởng tín dụng 7,7% năm 2020
Kết thúc năm 2020, Vietinbank đã hoàn thành các mục tiêu tại Đề án Cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, chính thức áp dụng chuẩn mực Basel II.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác Đảng và Hội nghị Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021, Ban lãnh đạo VietinBank cho biết, năm 2020 ngân hàng đã đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng, toàn diện trên mọi mặt hoạt động.
VietinBank đã tiếp tục tái cơ cấu toàn diện mọi mặt hoạt động, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào tăng trưởng quy mô là chính sang cải thiện chất lượng dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, gia tăng cơ cấu thu nhập ngoài lãi, kiểm soát tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và chi phí hoạt động của ngân hàng; cơ cấu khách hàng chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng của các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao như bán lẻ và SMEs.
Nhờ đó, kết quả kinh doanh của VietinBank năm 2020 đều đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng hiệu quả kinh doanh lớn hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng quy mô năm thứ 3 liên tiếp.
Cụ thể, dư nợ tín dụng hợp nhất tăng 7,7% so với 2019. Huy động vốn được cân đối tối ưu với tốc độ tăng trưởng tín dụng, chi phí vốn được tiết giảm mạnh trong bối cảnh thu nhập lãi gặp nhiều khó khăn, trong đó nguồn vốn huy động tăng 11% so với năm 2019, tỷ lệ LDR được đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN, nguồn vốn CASA tiếp tục được cải thiện tăng 15,5% so với năm 2019, tỷ trọng CASA tăng so với năm 2019.
Thu nhập ngoài lãi tăng 35,2% so với năm 2019, tỷ trọng thu ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng tốt từ 16,5% năm 2019 lên gần 20,1% năm 2020, trong đó thu thuần dịch vụ tăng gần 12% so với năm 2019, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ tăng 24% so với năm 2019, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vốn tăng 70% so năm 2019.
Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu cho vay và trái phiếu nội bảng ở mức khoảng 130%, cao hơn năm 2019.
Lợi nhuận riêng lẻ trước thuế đạt 16.450 tỷ đồng, tạo nguồn lực để VietinBank tiếp tục phát huy tốt vai trò ngân hàng chủ lực, trụ cột, chủ động đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ tài chính của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn hơn vào ngân sách Nhà nước và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian tới.
Chỉ số sinh lời ROE và ROA là 16,8% và 1,3%, tiếp tục cải thiện mạnh so năm 2019.
Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết: “Năm 2020, VietinBank đã chủ động tiếp tục đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, phục vụ toàn diện và đắc lực cho ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, quản trị tốt chi phí, quản lý tốt chất lượng tăng trưởng tạo điều kiện phát triển tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, triển khai các chương trình ưu đãi giảm lãi suất cho vay, duy trì mặt bằng lãi suất cho vay trong nhóm thấp nhất thị trường, giúp khách hàng tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp nhất. Đặc biệt, VietinBank đã cắt giảm gần 5.000 tỷ đồng lợi nhuận từ việc giảm lãi suất cho vay, phí, thoái lãi để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19”.
Kết thúc năm 2020, Vietinbank đã hoàn thành tốt mục tiêu tại Đề án Cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, đáp ứng mức vốn tự có của Ngân hàng theo chuẩn mực Basel II và chính thức áp dụng thông tư 41/2016/TT-NHNN từ đầu năm 2021.
Ngân hàng cũng mua lại toàn bộ trái phiếu đặc biệt tại VAMC trong chưa đầy 2 năm (từ tháng 12/2018 đến tháng 10/2020) thay vì 5 năm theo dự kiến. Kết quả này góp phần lành mạnh hóa bảng cân đối, nâng cao năng lực tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm tiếp theo.
Tạo đà cho các bước phát triển tiếp theo trong tương lai, năm 2020 VietinBank đã xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045, đồng bộ chiến lược phát triển của VietinBank với chiến lược phát triển của quốc gia, của ngành Ngân hàng. Theo đó, VietinBank xác định quan điểm phát triển là Ngân hàng lớn mạnh của quốc gia, đóng vai trò trụ cột và chủ lực của nền kinh tế, đồng hành phục vụ cho sự phát triển của đất nước, phát huy lợi thế tiềm năng của ngân hàng, khai thác tối đa nguồn lực nội tại, gắn tăng trưởng của ngân hàng với các ngành kinh tế chủ lực, các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập với thế giới. Đến năm 2045 là ngân hàng mạnh và uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và uy tín cao trên thế giới”.
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch trung hạn 2021-2023, nằm trong chiến lược phát triển 10 năm giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. VietinBank đặt ra một số chỉ tiêu chủ yếu cho năm 2021 như sau: Tổng tài sản tăng trưởng khoảng 3% - 6%, Tín dụng tăng trưởng khoảng 8% - 11%, Nguồn vốn huy động tăng trưởng 10% - 12%, Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, Lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế tăng 10% - 20%.
Vietinbank dự kiến tăng vốn thêm 10.000 tỷ đồng
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
MSB đồng hành mang những kiệt tác âm nhạc vượt thời gian đến khán giả việt
Đêm nhạc giao hưởng mang tên “Những kiệt tác cổ điển và lãng mạn” ngày 20/3 đã được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đồng hành tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt và bài toán sống còn của doanh nghiệp
Thuế tiêu thụ đặc biệt đang tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận và thích ứng với chính sách thuế ngày càng siết chặt?
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước
Hành trình thiện nguyện của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam...