Tài chính
VNIndex thủng mốc 900 điểm trước ‘làn sóng thứ 2’ của dịch Covid-19
Các công ty phân tích dự báo VNIndex sẽ điều chỉnh xuống vùng hỗ trợ 880 điểm và đối mặt nguy cơ hình thành nhịp giảm mới trong ngắn hạn với đích đến tiếp theo là 865 điểm.
Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 24/2, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cho thấy rõ tâm lý hoảng loạn trước tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Từ chỗ chỉ diễn ra mạnh tại Trung Quốc, dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác, dấy lên lo ngại một cuộc khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu.
Một loạt cổ phiếu bị kéo về mức giá sàn cuối phiên khiến VNIndex trong phiên ngày thứ 2 giảm gần 30 điểm, lùi về gần ngưỡng 900 điểm. Thanh khoản 2 sàn cũng rất cao khi đạt gần 6.000 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với mức trung bình những phiên trước đó.
Sang đến phiên giao dịch ngày thứ 25/2, đà bán tháo tiếp tục diễn ra ngay từ khi mở cửa. VNIndex rung lắc mạnh và nhanh chóng mất ngưỡng hỗ trợ 900 điểm và lùi về mức 899 điểm khi tạm đóng cửa phiên buổi sáng.
Thị trường chứng khoán rực lửa theo chiều hướng chung của các chỉ số chứng khoán thế giới. Trước đó, Dow Jones đã giảm 1.031,61 điểm, tương đương 3,56%, xuống 27.960,8 điểm. S&P 500 giảm 111,86 điểm, tương đương 3,35%, xuống 3.225,89 điểm. Nasdaq giảm 355,31 điểm, tương đương 3,71%, xuống 9.221,28 điểm. Các thị trường chứng khoán chính tại châu Á cũng diễn ra tình cảnh tương tự trong phiên sáng nay.
Mặc dù vậy, điểm sáng là so với phiên hôm qua, đà bán tháo trên thị trường Việt Nam đã có phần giảm bớt. Sự hồi phục đã quay trở lại với nhiều cổ phiếu lớn giúp các chỉ số không biến động quá tiêu cực.
Các cổ phiếu lao dốc mạnh ở phiên hôm qua là VPB, TCB, MBB... cũng không còn bị bán tháo. Cụ thể VPB, TCB đã lấy lại sắc xanh, còn MBB mất chưa tới 1% khi tạm dừng phiên giao dịch sáng nay.
Có thời điểm, VNIndex được kéo lên trên mốc tham chiếu nhưng sau đó lại chuyển sang sắc đỏ trước áp lực bán tháo. Đến 11 giờ sáng, VN-Index cho thấy dấu hiệu hồi phục về sát ngưỡng 900 điểm, tổng giá trị giao dịch hơn 119 triệu cổ phiếu tương đương 1.855 tỷ đồng. Diễn biến thị trường cho thấy nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra lưỡng lự.
Nhóm cổ phiếu ngành dược và y tế như PPP, JVC, DNM, DHG vẫn tăng nhưng không có hiện tượng bứt phá như trong làn sóng trước đó.
Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) dự báo VNIndex sẽ điều chỉnh xuống vùng hỗ trợ 880 điểm. Nếu xuyên thủng các vùng hỗ trợ, chỉ số đối mặt nguy cơ hình thành nhịp giảm mới trong ngắn hạn với đích đến tiếp theo là 865 điểm.
Cơ sở cho dự báo này là dịch bệnh đang có dấu hiệu lan nhanh, chưa được kiểm soát tại Hàn Quốc làm ảnh hưởng gián tiếp đến dòng vốn vào Việt Nam. Thêm vào đó, thị trường chung và nhiều bluechip có thể biến động mạnh về cuối tuần bởi hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ theo MSCI Frontier Market.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam dự đoán chỉ số hồi phục quanh vùng 910 điểm. Nhóm phân tích này cho rằng thị trường đang trong giai đoạn tích luỹ và vẫn chưa rõ ràng bước vào giai đoạn biến động mạnh.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp, nhà đầu tư được khuyến nghị giảm tỷ trọng cổ phiếu một cách dứt khoát, giảm margin và cơ cấu danh mục để hạn chế tối đa rủi ro.
Thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Những 'cơn gió ngược' đã dịu, chứng khoán Việt sẵn sàng tăng tốc
Với kỳ vọng về những “cơn gió ngược” về vĩ mô, chính sách được cải thiện, các chuyên gia đánh giá điều này sẽ tạo sức bật cho thị trường chứng khoán trong năm 2025.
Ba thập kỷ 'Nhất tâm', vững bước cùng đất nước vươn tầm
Với tinh thần “Nhất tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Bài toán hóa đơn điện tử của doanh nghiệp Việt
Hóa đơn điện tử giúp tăng tính minh bạch, chống gian lận thuế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hiện nay.
Hệ tiện ích 'khủng' của K-Home New City
Sở hữu 10 công viên và 35 tiện ích hiện đại, K-Home New City, đô thị nhà ở xã hội chuẩn Singapore đầu tiên tại Việt Nam như một thành phố thu nhỏ.
Hợp long cầu Máy Chai, từ Vinhomes Royal Island tới trung tâm Hải Phòng chỉ còn 5 phút
Tập đoàn Vingroup tiến hành hợp long cầu Hoàng Gia (cầu Máy Chai) bắc qua sông Cấm, đánh dấu cột mốc tròn một năm ra mắt “thành phố đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island.
Thấp tầng dưới 15 tỷ tại Ocean City: 'Cỗ máy' sinh lời vô hạn
Sở hữu vị trí đắc địa cùng hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ, Ocean City ngày càng khẳng định sức hút vượt trội trên thị trường bất động sản. Không chỉ là chốn an cư lý tưởng, nơi đây còn mở ra vô vàn cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, sinh lời hấp dẫn.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.