Vốn FDI đang tìm đến những vùng đất mới

Phương Linh Thứ sáu, 27/11/2020 - 09:23

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang dần dịch chuyển sự quan tâm tới các tỉnh, thành phố mới, không phải là những địa phương có bề dày về phát triển các khu công nghiệp.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn đang đổ vào Việt Nam

Tại toạ đàm "Đầu tư bất động sản hậu Covid-19: Dẫn dắt dòng tiền" do TheLEADER tổ chức, ông Phạm Ngọc Tùng, Phó tổng giám đốc IMG đã bất ngờ tiết lộ, trong tháng 12 đã có 250 tập đoàn kinh tế Đài Loan đăng ký tìm cơ hội đầu tư tại Đồng bằng Sông Cửu Long. 

Theo ông Tùng, chưa bao giờ dòng tiền FDI vào Việt Nam lại nhiều như thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, đáng chú ý, thay vì đổ tiền vào những khu vực khu công nghiệp đã phát triển từ trước như Bình Dương, Đồng Nai, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hiện nay đang hướng tới những khu vực mới nổi như khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với Long An, Tây Ninh.

Tại khu vực phía Bắc, báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2020 cũng cho thấy, vốn FDI đăng ký mới cho ngành sản xuất ở khu vực phía Bắc đạt 2,88 tỷ USD, chiếm hơn 61,13% tổng vốn đăng kí mới. Khu vực phía Nam với 1,6 tỷ USD, tương đương 34,05%. Miền Trung chiếm 4,82% với 227 triệu USD.

Cho đến 9 tháng năm 2020, Hà Nam thu hút nhiều vốn FDI đăng ký mới nhất hơn 477,7 triệu USD, chiếm 10,14% tổng vốn đầu tư FDI. Tiếp theo là Hải Phòng với hơn 438,8 triệu USD, chiếm 9,31% và tỉnh Bắc Ninh đạt hơn 348,4 triệu USD, tương đương 7,39%.

Vốn FDI đăng ký mới ngành sản xuất theo tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2020

STT

Tỉnh

Tỷ lệ % đóng góp theo tỉnh

Vốn FDI (triệu USD)

1

Hà Nam

10,14

477.720.043

2

Hải Phòng

9,31

438.844.053

3

Tây Ninh

7,39

348.405.000

4

Bình Dương

7,26

342.089.797

5

Bắc Ninh

7,04

331.795.253

6

Bắc Giang

6,52

307.339.554

7

Quảng Ninh

6,45

304.000.000

8

Bà Rịa - Vũng Tàu

5,90

278.034.094

9

Thanh Hóa

4,62

217.565.000

10

Đồng Nai

4,41

207.919.120

11

Phú Thọ

4,11

193.547.336

12

Hà Nội

3,93

185.313.000

13

Long An

3,23

152.354.213

14

Các tỉnh khác

19,69

928.018.774

Vốn FDI đăng ký mới ngành sản xuất theo tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư (MOPI), 2020

Điều này cho thấy xu hướng quan tâm của nhiều đơn vị đầu tư nước ngoài đang dần dịch chuyển tới các tỉnh, thành phố mới, không phải là các địa phương có bề dày về phát triển các khu công nghiệp như trước đây.

Lý giải về nguyên nhân của thực trạng này, ông John Campbell, Quản lý bộ phận Bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định, đây có thể coi là một sự diễn tiến tự nhiên khi các đơn vị đi thuê và nhà đầu tư sản xuất bắt đầu nhìn vào các tỉnh công nghiệp khác.

Trên thực tế, diện tích đất trống tại các khu vực chính ở phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên; và ở phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai là đang dần trở nên khan hiếm. Một số công ty đang xem xét các tỉnh cấp 2 thay thế như Hà Nam, Tây Ninh và Vĩnh Long. 

Đó cũng là lý do tại sao năm nay Việt Nam chứng kiến các thương vụ đầu tư sản xuất lớn vào các địa điểm đó như Jinyu Tire từ Hồng Kông với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD vào khu công nghiệp Phước Đông, Tây Ninh. Đồng thời, các khoản đầu tư lớn cũng vào Vĩnh Long. 

Các địa điểm này không những có nguồn quỹ đất lớn mà giá thuê còn rất cạnh tranh và rẻ hơn rất nhiều so với TP.HCM, Bình Dương, Long An. 

Vì vậy, khi các công ty này đầu tư vào những địa phương cấp 2, mặc dù ở xa khu trung tâm hơn, nhưng họ sẽ có cơ hội tăng quy mô nhà máy trong tương lai hoặc các nhà cung cấp của họ có thể kiếm được đất gần họ, ông John Campbell nhận định.

Đồng quan điểm, ông Phạm Ngọc Tùng, Phó tổng giám đốc IMG cũng cho rằng, trong khi các khu công nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai còn rất ít diện tích trống thì xu hướng dịch chuyển đến những vùng đất mới là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long như Long An sẽ trở thành địa phương thu hút rất lớn đầu tư nước ngoài do Chính phủ đang đầu tư rất lớn vào hạ tầng tại khu vực này như với nhiều dự án đường cao tốc, sân bay lớn. Điều này sẽ dẫn đến sự khởi sắc về kinh tế và hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

Theo ông Tùng, dòng tiền FDI đổ về Việt Nam sẽ ngày càng lớn trong thời gian tới do Việt Nam đã khống chế thành công đại dịch, giữ ổn định kinh tế vĩ mô. 

Trong năm 2021, dự kiến GDP của Việt Nam sẽ từ 6%, cao nhất 11%. Nếu đạt 11%, Việt Nam sẽ là 1 trong những điểm sáng mới của khu vực. Đây là điểm cộng rất lớn cho lợi thế cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó, với nhiều hiệp định thương mại lớn được kỹ kết, Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực trong thu hút FDI.

Một yếu tố khác giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài là giá bất động sản công nghiệp hiện đang ở mức rất rẻ. Giá cho thuê bất động sản công nghiệp của Việt Nam hiện nay rẻ hơn Indonesia 3%.

Với giá 125USD/m2 cho 40 năm thuê đất công nghiệp, chia trung bình nhà đầu tư chỉ trả 6 nghìn đồng/m2/ tháng với đầy đủ hạ tầng, tiện ích. Đây là con số cực rẻ, ông Tùng nhận định.

Bất động sản công nghiệp trở thành "con cưng" của nhà đầu tư

Cùng với nguồn vốn FDI đổ về Việt Nam, phân khúc bất động sản công nghiệp cũng đang nhận được nhiều lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, cũng như xu hướng dịch chuyển các nhà máy và vốn đầu từ Trung Quốc về các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

Việc đại dịch Covid-19 kéo dài thậm chí được kỳ vọng sẽ là yếu tố đẩy nhanh việc di dời các cơ sở sản xuất của các công ty đa quốc gia ra khỏi Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là Apple Computers, Pegatron và Foxconn đã công bố kế hoạch chuyển đến hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam. 

Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam cho biết, “mô hình Trung Quốc + 1" có thể ngày càng được các nhà sản xuất theo đuổi, dẫn đến nhu cầu lớn hơn đối với thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, khi các tập đoàn tìm cách giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa địa điểm sản xuất. 

Bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là ‘đứa con cưng’ của ngành bất động sản nói chung, với các nhu cầu ngày càng tăng và hoạt động thị trường vốn gia tăng”. 

Các chuyên gia của Savills cũng tin tưởng rằng chiến lược “Trung Quốc +1” chắc chắn sẽ có hiệu quả trong thời gian tới khi nhiều tập đoàn đang tìm cách giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa địa điểm. Điều này sẽ tăng cường việc cố gắng theo đuổi để sở hữu bất động sản công nghiệp nói chung tại các khu kinh tế trọng điểm.

Còn theo ông Tùng, với thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay, các nhà đầu tư thay thay vì đổ tiền vào bất động sản nhà ở hay nghỉ dưỡng, trông chờ khách du lịch quay trở lại thì có thể đầu tư bất động sản công nghiệp. 

Đầu tư bất động sản công nghiệp dễ hơn nhiều so với các lĩnh vực khác. Nhà đầu tư chỉ đầu tư hạ tầng, tiện ích, bán và thu tiền về là xong. Rất nhiều doanh nghiệp trong miền Nam đang đầu tư vào nhà xưởng, mua đất xây nhà xưởng cho thuê lại, hoặc mua đất tại các khu công nghiệp sau đó xây nhà máy cho doanh nghiệp nước ngoài thuê.

"Tại Tây Ninh, Long An IMG cũng đã có những đơn hàng bất động sản công nghiệp cực lớn, cấp quốc tế. Cá nhân tôi tin rằng bất động sản công nghiệp sẽ là xu hướng đầu tư lớn nhất thời gian tới", ông Tùng nhận định.

Thách thức nhân lực với các siêu dự án FDI

Thách thức nhân lực với các siêu dự án FDI

Tiêu điểm -  3 năm
Các ông lớn công nghệ đã và đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiệu quả của những dự án đầu tư này có thể gặp cản trở bởi sự thiếu hụt về lao động chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Thách thức nhân lực với các siêu dự án FDI

Thách thức nhân lực với các siêu dự án FDI

Tiêu điểm -  3 năm
Các ông lớn công nghệ đã và đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiệu quả của những dự án đầu tư này có thể gặp cản trở bởi sự thiếu hụt về lao động chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Thách thức nhân lực với các siêu dự án FDI

Thách thức nhân lực với các siêu dự án FDI

Tiêu điểm -  3 năm

Các ông lớn công nghệ đã và đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiệu quả của những dự án đầu tư này có thể gặp cản trở bởi sự thiếu hụt về lao động chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Lý thuyết trò chơi trong cạnh tranh FDI ở ASEAN

Lý thuyết trò chơi trong cạnh tranh FDI ở ASEAN

Tiêu điểm -  3 năm

Các quốc gia ASEAN đang có nhu cầu rất cao về nhập khẩu vốn, khiến cuộc đua thu hút FDI diễn ra giống như “lý thuyết trò chơi”.

Làm thế nào để thu hút FDI hiệu quả và bền vững?

Làm thế nào để thu hút FDI hiệu quả và bền vững?

Tiêu điểm -  3 năm

Tiếp tục lún sâu vào cuộc đua ưu đãi trực tiếp khiến các quốc gia ASEAN khó thu hút được nguồn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao.

Cạnh tranh ưu đãi thuế thu hút FDI: Cuộc đua xuống đáy

Cạnh tranh ưu đãi thuế thu hút FDI: Cuộc đua xuống đáy

Tiêu điểm -  3 năm

Các hình thức ưu đãi thuế, ưu đãi thuê đất thực chất không tạo ra hiệu quả đáng kể trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhưng lại đang được các nước ASEAN đua nhau lạm dụng, tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  13 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  13 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  15 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  16 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  18 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  19 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".