Doanh nghiệp
Vosco thoát lỗ nhờ thanh lý 'tàu già'
Khoản lợi nhuận khác từ hạch toán bán tàu Đại Minh đã giúp Vosco có lãi ròng 284 tỷ đồng trong quý II, tăng mạnh so với mức lãi chỉ 1,1 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Doanh thu thuần trong quý II tăng trưởng tới 80% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 1.872 tỷ đồng nhưng Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) do mảng kinh doanh cốt lõi dưới giá vốn nên vẫn lỗ gộp hơn 23 tỷ đồng.
Đây cũng là mức lỗ gộp lớn nhất ghi nhận trong quý của công ty kể từ năm 2018.
Vosco cho biết thị trường tàu hàng khô và tàu container vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng công ty đã bám sát diễn biến, tận dụng tốt các cơ hội của thị trường, nhất là đối với khối tàu dầu, tiếp tục áp dụng các giải pháp trong hoạt động kinh doanh để tăng doanh thu.
Trong kỳ, doanh thu tài chính của Vosco giảm chỉ còn 16 tỷ đồng. Chi phí tài chính cũng được giảm hơn một nửa còn 3,5 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 9% và 21%, lên 17 tỷ đồng và 23 tỷ đồng.
Lợi nhuận "đảo chiều" nhờ thanh lý tàu Đại Minh
Điểm sáng trong báo cáo là khoản lợi nhuận khác hơn 393 tỷ đồng từ việc bán tàu Đại Minh, tàu chở dầu có trọng tải gần 47.150 DWT, được đóng năm 2004 tại Nhật Bản, đã qua sử dụng hơn 20 năm, khó khai thác hiệu quả.
Trong tháng 4, Vosco đã đấu giá công khai tàu này với giá khởi điểm 356 tỷ đồng.
Khoản lợi nhuận từ bán tàu đã giúp Vosco “đảo chiều” báo lãi ròng 284 tỷ đồng trong quý II, tăng mạnh so với mức lãi chỉ 1,1 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Lũy kế sáu tháng đầu năm, Vosco ghi nhận doanh thu 2.970 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 358 tỷ đồng, cao gấp gần 5 lần cùng kỳ.
Năm 2024, Vosco thông qua kế hoạch năm với tổng doanh thu 2.440 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 323 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc bán niên, Vosco mới đạt 22% mục tiêu doanh thu và 32% mục tiêu lợi nhuận năm.
Đến cuối quý II/2024, quy mô tài sản của Vosco ở mức 3.247 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 20% so với đầu năm.
Đáng chú ý, nguồn lực tài chính tăng mạnh khi tiền mặt tăng từ 153 tỷ đồng lên gần 608 tỷ đồng, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 28%, lên 725 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng cũng tăng gấp đôi lên 424 tỷ đồng.
Ở bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của Vosco cũng tăng hơn 18%, lên 1.235 tỷ đồng. Vosco là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành không có nợ vay, nhưng nợ phải trả của công ty tập trung nhiều ở phải trả người bán ngắn hạn 476,5 tỷ đồng và phải trả dài hạn khác 518,5 tỷ đồng.
Về chiến lược phát triển năm 2024, Vosco cho biết sẽ tập trung vào công tác phát triển đội tàu, tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, tập trung nguồn lực tài chính để tìm kiếm, thuê thêm tàu về khai thác phù hợp bằng nhiều hình thức hoặc đầu tư thêm tàu.
Hiện nay, Vosco đang thuê hai tàu dầu sản phẩm cỡ 50.000 DWT, hai tàu dầu/hoá chất cỡ 13.000 DWT và một số tàu hàng khô. Ngoài ra, Vosco dự kiến sẽ trả lại hai tàu Đại An và Đại Phú trong năm 2024 do hết hợp đồng thuê.
Trên sàn giao dịch, cổ phiếu VOS đang bước vào nhịp điều chỉnh khá bất ngờ trong hai phiên gần đây sau đà tăng mạnh trước đó. Trong hai phiên ngày 16-17/7, cổ phiếu VOS đã giảm lần lượt 5,66% và 7% xuống mức giá 18.600 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong hơn một tháng trở lại đây.
Theo đánh giá của giới đầu tư, đà tăng giá của cổ phiếu VOS thời gian qua nhờ hưởng lợi một phần từ sự bất ổn tại khu vực Trung Đông từ cuối năm 2023, ảnh hưởng tới hoạt động vận tải khu vực biển Đỏ - nơi có kênh đào Suez huyết mạch chiếm 15% tổng lưu lượng vận tải biển toàn cầu.
Căng thẳng biển Đỏ đã dẫn tới tình trạng giá cước vận tải tăng mạnh, một mặt ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp vận tải biển lại hưởng lợi nhờ giá cước tăng trong ngắn hạn.
Trong khi đó, hiệu quả hoạt động Vosco chưa thực sự có đột phá. Thực tế trong quý II, nếu không tính khoản lãi từ thanh lý “tàu già” Đại Minh, Vosco lỗ gần 50 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh lõi.
Cước vận tải biển ‘thổi bay’ lợi nhuận doanh nghiệp
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp
Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.
Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD
Thị trường gọi xe sau nhiều năm ổn định thị phần, giờ đây đón nhiều tân binh mới với "sức nóng" tăng dần, cùng quy mô có thể lên tới 9 tỷ USD.
Petrovietnam tăng tốc triển khai chuỗi dự án Lô B – Ô Môn
Petrovietnam vừa ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV, tăng tốc hiện thực hóa chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.
VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.