Xây dựng Hòa Bình lỗ gần 2.600 tỷ đồng sau kiểm toán

Trần Anh Thứ hai, 19/06/2023 - 13:40

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ sau kiểm toán âm gần 2.600 tỷ đồng, tăng thêm gần 1.500 tỷ đồng so với báo cáo tài chính Hòa Bình tự lập trước đó. Đây cũng là số lỗ lớn nhất của doanh nghiệp kể từ khi niêm yết.

Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Hòa Bình) vừa công bố tờ trình ĐHCĐ thường niên năm 2023, dự kiến diễn ra vào ngày 27/6 tại TP.HCM. Tài liệu này cho biết, sau khi kiểm toán, doanh thu thuần năm 2022 của Hòa Bình đạt 14.149 đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm gần 2.600 tỷ đồng. 

Khoản lỗ của Hòa Bình đã tăng thêm gần 1.500 tỷ đồng so với báo cáo tài chính 2022 tự lập trước đó, công ty chỉ ghi nhận lỗ sau thuế của công ty mẹ 1.138 tỷ đồng. Đây cũng là số lỗ lớn nhất của doanh nghiệp kể từ khi niêm yết.

Tổng tài sản của công ty tính tới cuối năm 2022 là 15.573 tỷ đồng, giảm 1.353 tỷ đồng so với trước kiểm toán và giảm 6% so với năm 2021. Vốn chủ sở hữu 1.196 tỷ đồng, giảm 1.447 tỷ đồng so với trước kiểm toán và giảm 70% so với năm 2021.

Cũng trong tài liệu ĐHCĐ, Hòa Bình đặt mục tiêu tổng doanh thu 7.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên báo cáo tài chính quý I mới công bố, công ty đã lỗ thêm 445 tỷ đồng. Lũy kế đến 31/3, công ty lỗ 1.137 tỷ đồng theo báo cáo tự lập.

Đối mặt với thua lỗ và suy giảm vốn chủ sở hữu, Hòa Bình lên kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Cụ thể, công ty dự kiến phát hành riêng lẻ 274 triệu cổ phiếu, giá tối thiểu 12.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi giá giao dịch trên thị trường của cổ phiếu HBC trong 3 tháng qua chỉ dao động từ 8.000 đến 9.500 đồng.

Nếu phát hành thành công, số tiền thu về tối thiểu là 3.288 tỷ đồng. Công ty cho biết, toàn bộ số tiền thu được từ các đợt chào bán được sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hoán đổi nợ với đối tác (nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà sản xuất), thanh toán các khoản nợ vay và đầu tư phát triển dự án.

Khoản lỗ kỷ lục của Hòa Bình diễn ra trong một năm ngành xây dựng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản. Công ty đã phải mạnh tay trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng hướng đến việc làm sạch tình hình tài chính.

Ngoài ra, bản thân Hòa Bình cũng vướng nhiều vấn đề nội bộ, làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Đầu năm nay, Hòa Bình trải qua nhiều tuần “tranh chấp quyền lực” giữa nhà sáng lập Lê Viết Hải và cổ đông lớn Nguyễn Công Phú. Nội bộ của Hòa Bình chỉ mới được ổn định trong thời gian ngắn gần đây sau khi nhóm cổ đông lớn của ông Phú chấp nhận rút lui.

ĐHCĐ sắp diễn ra cũng có biến động lớn về mặt nhân sự khi dự kiến bỏ phiếu miễn nhệm 5 thành viên gồm ông Nguyễn Công Phú, ông Albert Antoine, ông David Martin Ruiz, ông Lê Quốc Duy, ông Dương Văn Hùng.

Công ty dự kiến bầu bổ sung 2 thành viên mới, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng là ông Lê Văn Nam (hiện là Tổng giám đốc Xây dựng Hòa Bình) và ông Mai Hữu Thung (Chủ tịch Công ty Bất động sản Thành Ngân, Thành viên Ban kiểm soát Công ty Tư ván xây dựng Điện 1).

Hòa Bình có 21 vụ kiện chậm thanh toán

Hòa Bình có 21 vụ kiện chậm thanh toán

Doanh nghiệp -  1 năm
10/21 vụ kiện có phán quyết của tòa, Hòa Bình đều thắng kiện và bên bị đơn phải trả cho Hòa Bình lên đến 1.223 tỷ đồng.
Hòa Bình có 21 vụ kiện chậm thanh toán

Hòa Bình có 21 vụ kiện chậm thanh toán

Doanh nghiệp -  1 năm
10/21 vụ kiện có phán quyết của tòa, Hòa Bình đều thắng kiện và bên bị đơn phải trả cho Hòa Bình lên đến 1.223 tỷ đồng.
Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  17 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  22 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  22 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  22 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  23 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.