Leader talk

Yếu tố 'nuôi dưỡng' tài chính xanh

Kiều Mai Thứ ba, 25/04/2023 - 15:17

Theo chuyên gia HSBC, trước hết, thông tin tốt hơn sẽ giúp tránh rủi ro định giá sai, và sẽ huy động các nguồn lượng thị trường để mở rộng quy mô tài chính xanh, giúp nâng tầm xu hướng này trở thành chính thống.

Nhiều rủi ro với tài chính xanh

Thế giới đang cần nhiều khoản đầu tư xanh hơn bao giờ hết nếu muốn đạt được mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050. Tuy nhiên, các yếu tố như lãi suất gia tăng, những hạn chế về tài chính công, và sự không rõ ràng trong định nghĩa thế nào là một khoản đầu tư xanh, lại càng khiến các dự án bền vững khó tìm được nguồn tài trợ vốn hơn.

Nhận định này được ông David Liao, đồng Giám đốc điều hành của HSBC châu Á – Thái Bình Dương đưa ra trong bình luận mới đây.

Cụ thể, lãi suất cao hơn đang khiến việc huy động vốn cho các dự án xanh – mặc dù với biên lợi nhuận không cao nhưng mang tính chất cấp thiết – càng trở nên khó khăn hơn.

Nhiều năm duy trì tình trạng lãi suất thấp, vốn là kết quả của chính sách tiền tệ thắt chặt kết hợp với cú "bốc hơi" giá trị 30 nghìn tỷ USD trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu năm ngoái, đã làm giảm thanh khoản. Đồng thời, sự không rõ ràng về định nghĩa và vấn đề "tẩy xanh" – greenwashing càng khiến các nhà đầu tư cảnh giác hơn bao giờ hết.

Chuyên gia HSBC: Minh bạch – yếu tố
Ông David Liao, đồng Giám đốc điều hành của HSBC châu Á – Thái Bình Dương.

Một vài yếu tố dĩ nhiên hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của cả chính phủ lẫn ngành dịch vụ tài chính, nhưng theo ông David Liao, thế giới hoàn toàn có thể chung tay góp sức xây dựng các hệ thống minh bạch hơn, giảm thiểu rủi ro để thúc đẩy đầu tư xanh.

Đơn cử, đầu tư xanh sẽ trở nên dễ dàng hơn khi những quy định mới có hiệu lực. Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra các quy tắc về công bố thông tin liên quan đến tài chính xanh, trong khi Trung Quốc, Mỹ và Vương quốc Anh đều đã đề xuất các biện pháp mới để thúc đẩy các tiêu chuẩn vững mạnh.

Trong khi đó, với các trung tâm tài chính của châu Á, ông đánh giá mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ. Tài chính xanh vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, do đó, thành phố nào, hoặc thị trường nào có thể thu hút số lượng ngày một tăng các nhà đầu tư chú trọng vào ESG, sẽ giành được lợi thế của người đi trước.

Cần làm gì để thu hút các nhà đầu tư?

Theo vị lãnh đạo của HSBC, để thu hút tài chính xanh và các nhà đầu tư chú trọng vào ESG, các quy định công bố thông tin được xây dựng tốt sẽ giúp tạo niềm tin về những yếu tố cấu thành nên một khoản đầu tư bền vững.

Một hệ thống phân loại rõ ràng, được áp dụng rộng rãi, và được kiểm soát chặt chẽ, sẽ không chỉ mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư về khía cạnh bền vững của các dự án mà họ ủng hộ, mà còn cung cấp cho các nhà quản lý dự án một lộ trình được thiết kế rõ ràng.

EU đã đi trước một bước, khi khu vực này đã tạo ra quy định công bố thông tin tài chính bền vững (Sustainable Finance Disclosure Regulations – SFDR), buộc các đơn vị tham gia thị trường tài chính phải cung cấp thông tin mà nhà đầu tư thực sự cần, để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn sau khi cân nhắc hết các yếu tố.

Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?

SFDR sẽ góp phần khuyến khích gia tăng các hoạt động đầu tư bền vững và một thị trường thứ cấp minh bạch, đồng thời, có thanh khoản đối với các sản phẩm tài chính xanh.

Không chỉ vậy, các cơ quan quản lý và ngành dịch vụ tài chính nên tiếp tục nỗ lực tìm cách gia tăng mức độ minh bạch cho thị trường, và chuẩn hóa việc báo cáo các rủi ro ESG.

Tuy nhiên, thiết kế quy định cẩn thận cũng là việc cần làm để tránh gây ra tình trạng không đồng bộ và không rõ ràng, ông David Liao lưu ý.

Thông tin tốt hơn sẽ giúp tránh rủi ro định giá sai, và sẽ huy động các nguồn lượng thị trường để mở rộng quy mô tài chính xanh, giúp nâng tầm xu hướng này trở thành chính thống.

“Tuy nhiên, điều quan trọng là cần tránh tạo ra quy định kiểu chắp vá, hoặc đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn riêng cho các sản phẩm xanh, vì như vậy, sẽ làm giảm hiệu quả của thị trường, và cản trở các nhà phát hành cũng như nhà đầu tư”, ông phân tích.

Các chính phủ và cơ quan quản lý có thể, và nên đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu về công bố thông tin, và ban hành các chế tài cho hành vi gây hiểu lầm về khía cạnh bền vững cho nhà đầu tư.

Hợp tác đa bên

Tuy nhiên, nếu muốn đạt được thị trường có tính thanh khoản đối với các sản phẩm bền vững mà thế giới cần, các nhà hoạch định chính sách nên làm việc với ngành dịch vụ tài chính, để đảm bảo các quy tắc nền tảng này vừa "thân thiện với người dùng", vừa là giải pháp chính xác cho những vấn đề thực tiễn trong việc phát triển thị trường.

Bên cạnh đó, các nguyên tắc phân loại có vai trò quan trọng nhất định nhưng cần tránh tạo thêm phiền phức, hoặc "đẻ" ra những tiêu chuẩn mà chỉ các hoạt động hoặc pháp nhân "xanh nhất" mới đạt tiêu chuẩn.

Ngoài ra, các tiêu chuẩn thị trường đã được thiết lập tốt, chẳng hạn như Nguyên tắc trái phiếu xanh của ICMA, vốn có những đóng góp đáng kể, và nên dựa trên đó để tiếp tục phát triển.

Các tiêu chuẩn thị trường mới hơn, chẳng hạn như hệ thống phân loại sản phẩm FAST-Infra mà HSBC và các tổ chức khác đã đưa ra, cũng có thể giúp các nhà đầu tư xác định những yếu tố cấu thành nên cơ sở hạ tầng bền vững. Điều này rất quan trọng đối với châu Á và các thị trường mới nổi khác, nơi mà cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu còn chưa ngã ngũ.

Các ngân hàng cũng như các nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm tài chính xanh khác phải phối hợp cùng khu vực công về quy định, để giúp làm rõ, và hoàn thiện các định nghĩa về tài sản bền vững.

Đồng thời, cung cấp các cách thức toàn diện, minh bạch và nhanh chóng để đánh giá rủi ro khí hậu.

“Chúng ta cần đầu tư vào đào tạo và tuyển dụng nhân tài có thể đánh giá và quản trị những rủi ro này, và quan trọng là giúp khách hàng nắm bắt cơ hội trong quá trình chuyển dịch hướng đến cân bằng phát thải”, vị chuyên gia lưu ý.

“Để huy động hàng nghìn tỷ đô la cần thiết cho quá trình chuyển dịch, chúng ta phải nhanh chóng tăng tốc các dòng đầu tư bền vững. Ngành dịch vụ tài chính phải gánh vác vai trò của mình trong việc chuyển dịch từ các quy trình thủ công, chuyên biệt hiện hành, sang sản xuất dây chuyền lắp ráp các sản phẩm tài chính xanh dựa trên một ngôn ngữ chung, và được hỗ trợ bởi các quy định công bố thông tin rõ ràng và vững mạnh”, ông nhấn mạnh. 

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Tiêu điểm -  1 năm
IFC, hợp tác cùng Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), đang tăng cường hỗ trợ chính phủ để thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu.
Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Tiêu điểm -  1 năm
IFC, hợp tác cùng Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), đang tăng cường hỗ trợ chính phủ để thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu.
Chuyên gia ngân hàng mách nước cách tăng tài chính xanh

Chuyên gia ngân hàng mách nước cách tăng tài chính xanh

Tài chính -  2 năm

Theo chuyên gia, thách thức lớn nhất hiện nay đối với lĩnh vực tài chính xanh tại Việt Nam nằm ở sự đồng bộ về chính sách.

Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh

Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh

Phát triển bền vững -  2 năm

ADB và Chính phủ Anh đã ký kết biên bản ghi nhớ để xây dựng quỹ tín thác trị giá 107 triệu bảng Anh, tương đương 134 triệu USD, nhằm hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN trong việc mở rộng quy mô tài chính xanh và chuyển sang phát triển phát thải thấp, chống chịu với khí hậu.

HSBC Việt Nam, Trungnam Group ‘bắt tay’ phát triển tài chính xanh

HSBC Việt Nam, Trungnam Group ‘bắt tay’ phát triển tài chính xanh

Phát triển bền vững -  2 năm

HSBC sẽ hợp tác cùng Trungnam Group trong việc đánh giá và cung cấp các giải pháp tài chính bền vững, nhằm giúp phát triển các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp này khắp Việt Nam.

Tài chính xanh: Giải pháp vốn cho doanh nghiệp vì môi trường

Tài chính xanh: Giải pháp vốn cho doanh nghiệp vì môi trường

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Tín dụng xanh là hướng đi tất yếu của ngành tài chính toàn cầu và ngành tài chính Việt Nam nói riêng, đem lại những lợi ích rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững quốc gia.

Doanh nhân trẻ: Tiên phong và kiến tạo

Doanh nhân trẻ: Tiên phong và kiến tạo

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ là hành trình tái tạo và kiến tạo không ngừng nghỉ. Sự gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ dám làm đã đưa họ từ những ngày đầu khó khăn đến một tương lai mới, nơi mà những người trẻ đang tiếp tục kế thừa và phát huy hệ gen giá trị.

Mở lối cho du lịch

Mở lối cho du lịch

Tiêu điểm -  19 giờ

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.

VNG xây cầu nối chuyển đổi số quốc gia

VNG xây cầu nối chuyển đổi số quốc gia

Doanh nghiệp -  19 giờ

Với mục tiêu đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, VNG sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu và sáng tạo các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.

VinFast huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu

VinFast huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu

Doanh nghiệp -  19 giờ

Huy động vốn và tái cấu trúc các khoản vay là hoạt động quan trọng của VinFast trong những năm tới.

 Kích hoạt sức mạnh doanh nghiệp tư nhân

Kích hoạt sức mạnh doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  19 giờ

Doanh nghiệp tư nhân đang rất cần được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, vượt qua khó khăn.

Giờ là lúc kể câu chuyện hoàn toàn mới về doanh nhân

Giờ là lúc kể câu chuyện hoàn toàn mới về doanh nhân

Leader talk -  19 giờ

Môi trường kinh doanh thực sự thân thiện, an toàn sẽ thuyết phục hàng triệu doanh nhân toàn tâm, toàn ý phát huy hết năng lực, tiên phong đổi mới sáng tạo trên quê hương mình, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước.

Doanh nhân với sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nhân với sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Leader talk -  20 giờ

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh lớn lao phải được đặt lên vai các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp dân tộc.