Chuyên gia ngân hàng mách nước cách tăng tài chính xanh

Kiều Mai Thứ hai, 01/08/2022 - 11:14

Theo chuyên gia, thách thức lớn nhất hiện nay đối với lĩnh vực tài chính xanh tại Việt Nam nằm ở sự đồng bộ về chính sách.

Nhiều cơ hội cho tài chính xanh

Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhận định nhiều yếu tố hiện nay đang giúp Việt Nam tăng cơ hội đón dòng tài chính xanh.

Đơn cử, hội nghị COP26 vừa qua đã thúc giục các nước phát triển đóng góp đủ 100 tỷ USD đến năm 2025 để giúp các nước nghèo hơn cắt giảm khí thải, nhiều đối tác cam kết đầu tư cho Việt Nam thông qua Quỹ khí hậu sạch (World Bank), Ngân hàng Phát triển châu Á, hay Quỹ liên minh năng lượng toàn cầu.

Không chỉ vậy, xu hướng đầu tư carbon thấp, giảm đầu tư nhiên liệu hóa thạch trên thế giới, cùng cơ chế của thị trường trong nước thiết lập nhiều công cụ chính sách tài chính, tiền tệ hữu ích thu hút dòng vốn công, tư cho phát triển bền vững, cũng mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam.

Tài chính cho kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu: Ai sẽ chi trả?

Nhóm Ngân hàng Thế giới trong “Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam” gần đây đánh giá lĩnh vực tài chính xanh vẫn còn sơ khai ở Việt Nam.

Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) năm 2018 đã phê duyệt chương trình phát triển ngân hàng xanh và kế hoạch hành động để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030, kinh phí tài trợ cho các chương trình khí hậu chỉ chiếm khoảng 5% tổng vốn tài trợ của các ngân hàng Việt Nam (khoảng 0,2% GDP) năm 2020.

Các tổ chức tài chính trong nước đang trong giai đoạn đầu tìm hiểu về trái phiếu xanh và các công cụ khác trên thị trường vốn.

Điều này có nghĩa là Việt Nam có tiềm năng đáng kể để tăng cường tài chính xanh và sử dụng khu vực tài chính làm đòn bẩy, nhằm tái phân bổ vốn cho các khoản đầu tư bền vững hơn.

Dựa trên hướng dẫn của NHNN về các lĩnh vực đủ điều kiện được nhận cấp vốn từ các khoản vay xanh, tín dụng xanh đã tăng gần gấp 5 lần kể từ năm 2015, tăng nhanh hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trong giai đoạn này.

Tiềm năng tăng cường tài chính xanh tại Việt Nam cũng được thế hiện qua dữ liệu về tổng giá trị phát hành nợ mảng xanh, xã hội và bền vững (green, social, and sustainability - GSS).

Theo đó, lĩnh vực này có tổng giá trị phát hành nợ đạt 1,5 tỷ USD năm 2021, ghi nhận mức tăng tới 5 lần chỉ trong vòng một năm, và duy trì tăng trưởng ổn định suốt ba năm liền, theo báo cáo “ASEAN Sustainable Finance – State of the Market 2021”.

Báo cáo cho biết thêm, năm 2021, Việt Nam là nguồn phát hành nợ xanh, bao gồm trái phiếu và khoản vay xanh, lớn thứ hai trong ASEAN, sau Singapore, đạt khoảng 1 tỷ USD.

Những thách thức ngăn cản dòng vốn xanh

Phân tích bên lề tọa đàm “Quản trị và tài chính cho chuyển dịch năng lượng công bằng” do Báo Đầu tư và UNDP tổ chức, ông Hòe nhấn mạnh những thách thức đối với tài chính xanh tại Việt Nam.

Những thách thức này bao gồm lãi suất cao, nguồn vốn trong nước hạn hẹp, đặc biệt là từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, khi chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, ít nguồn vốn trung và dài hạn.

Báo cáo của Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết thêm, sự thiếu hụt các quy trình nội bộ và chuyên môn để đánh giá tài chính xanh là một thách thức chính đối với nhiều ngân hàng.

Cụ thể, trong số 85 tổ chức tín dụng do NHNN quản lý, 72 tổ chức chưa có đơn vị kinh doanh chuyên trách về tài chính xanh và 74 tổ chức thiếu quy trình cụ thể về thẩm định tín dụng xanh.

Các tổ chức tín dụng khác phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc phát triển chuyên môn về tài chính xanh và tích hợp các quy trình tài chính xanh vào các hoạt động hiện có.

Chuyên gia ngân hàng mách nước cách tăng tài chính xanh 1
Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN.

Cùng với đó, ông Hòe đánh giá: “Trong khi rủi ro đầu tư kinh tế xanh khá lớn, các cơ chế, hành lang pháp lý chưa thực sự đồng thuận với câu chuyện này”.

Theo đó, thể chế, chính sách hiện nay vẫn thiếu sự hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân chuyển đổi năng lượng. Ví dụ, một dự án xanh đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn, từ đó giá bán phải cao hơn, nhưng hiện đang thiếu vắng cơ chế đấu thầu, chi tiêu công xanh, hay thiếu sự hỗ trợ giá, khiến các dự án khó thành công.

“Nếu như có chi tiêu công xanh thì không chỉ ngân hàng và các định chế tài chính, mà tất cả doanh nghiệp sẽ hướng tới câu chuyện phát triển xanh và bền vững. Đây là điều rất quan trọng”, ông phân tích.

Ngoài ra, nhận thức và thói quen tiêu dùng xanh của người Việt Nam chưa cao.

Tại tọa đàm, ông nhấn mạnh: “Thách thức lớn nhất của Việt Nam có lẽ là vấn đề về mặt chính sách, tư duy về chính sách và sự đồng bộ về chính sách. Đây là điều quyết định liệu rằng có đủ tài chính xanh cho chuyển dịch năng lượng công bằng hay không”.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang làm cho tài chính xanh phải đối mặt với ba rủi ro nghiêm trọng, bao gồm rủi ro chuyển đổi dẫn tới mắc kẹt tài sản, phát sinh nợ xấu; rủi ro quỹ tài chính, bảo hiểm có thể phải thực hiện đền bù lớn; và rủi ro thay đổi giá tài sản.

Các khuyến nghị để khơi thông tài chính xanh

Để phát triển lĩnh vực tài chính xanh, ông Hòe khuyến nghị Chính phủ cần nhanh chóng ban hành danh mục phân loại xanh để có cơ sở định hướng, quản lý, khuyến khích, phát triển, báo cáo, thống kê.

Các cơ quan cần hỗ trợ và hướng dẫn khu vực tư nhân tiếp cận, huy động, sử dụng nguồn tài chính xanh quốc tế, kể cả nguồn ưu đãi quốc tế. Vị chuyên gia lưu ý rằng chính sách đề ra cần nhất quán và ổn định mới có thể hỗ trợ phát triển năng lượng xanh sạch, bền vững.

Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu mua sắm chi tiêu công xanh cần được lồng ghép vào chính sách và thực thi ở các bộ ngành và địa phương; sử dụng tốt các công cụ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để thu hút dòng tài chính xanh cho tăng trưởng xanh.

Theo ông Hòe, NHNN cần có hướng dẫn chỉ đạo các ngân hàng thương mại Việt Nam xây dựng và triển khai chiến lược quản trị theo ESG.

NHNN cũng cần thống nhất với Bộ Tài chính dành ưu tiên về hạn mức vay nợ nước ngoài dành cho khu vực tư nhân, để gia tăng nguồn vốn xanh từ nước ngoài đầu tư cho chuyển dịch năng lượng xanh.

Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh

Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh

Phát triển bền vững -  2 năm
ADB và Chính phủ Anh đã ký kết biên bản ghi nhớ để xây dựng quỹ tín thác trị giá 107 triệu bảng Anh, tương đương 134 triệu USD, nhằm hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN trong việc mở rộng quy mô tài chính xanh và chuyển sang phát triển phát thải thấp, chống chịu với khí hậu.
Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh

Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh

Phát triển bền vững -  2 năm
ADB và Chính phủ Anh đã ký kết biên bản ghi nhớ để xây dựng quỹ tín thác trị giá 107 triệu bảng Anh, tương đương 134 triệu USD, nhằm hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN trong việc mở rộng quy mô tài chính xanh và chuyển sang phát triển phát thải thấp, chống chịu với khí hậu.
World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu

World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm

World Bank nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời cần triển khai nhiều chính sách và đầu tư công, tư để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng tại Việt Nam.

Cái giá đắt từ biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Cái giá đắt từ biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 năm

Nếu không hành động, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu có thể lên đến 14,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050, theo World Bank.

Gần 6,5 tỷ USD đầu tư công cho biến đổi khí hậu

Gần 6,5 tỷ USD đầu tư công cho biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm

Khoảng gần 6,5 tỷ USD là tổng mức đầu tư công cho biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2016 – 2020 của 29 tỉnh thành và 6 bộ.

Biến đổi khí hậu kéo thất thoát kinh tế 'nhảy vọt' 13 lần

Biến đổi khí hậu kéo thất thoát kinh tế 'nhảy vọt' 13 lần

Phát triển bền vững -  2 năm

Biến đổi khí hậu khiến Việt Nam tổn thất hàng chục nghìn đồng mỗi năm trong hai thập kỷ qua, cao hơn rất nhiều lần con số của giai đoạn trước đó.

Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá

Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá

Tiêu điểm -  14 phút

Đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam khởi động quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, giấc mơ lớn ấy vẫn còn dang dở và hy vọng để hiện thực hóa giấc mơ đó đang đặt vào những doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Phía sau ánh hào quang

Phía sau ánh hào quang

Bất động sản -  29 phút

Đầu tư bất động sản thật sự là con đường trải hoa hồng, hay là một cuộc đua đầy cạm bẫy mà chỉ những người kiên cường nhất mới có thể trụ lại?

Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.

Dịch vụ là văn hoá

Dịch vụ là văn hoá

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Dịch vụ không chỉ gói gọn trong công nghệ hay bí mật thương mại, mà cốt lõi chính là văn hóa con người.

Nắm lấy những cơ hội chuyển mình

Nắm lấy những cơ hội chuyển mình

Bất động sản -  1 giờ

Trong suốt 28 năm qua, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã luôn nắm bắt những cơ hội thay đổi, chuyển mình để trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp tiên phong và thành công nhất Việt Nam.

Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị

Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.

Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số

Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số

Tiêu điểm -  1 giờ

Nhân lực được xem là bài toán cấp bách trong tiến trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.