Một năm sau ngày có nữ chủ tịch người Việt đầu tiên, Unilever Việt Nam đang làm ăn thế nào?

Trần Anh Thứ hai, 09/07/2018 - 15:25

Unilever báo lãi tăng vọt trong năm qua với lãi sau thuế đạt 3.800 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2016 nhờ doanh thu tăng mạnh nhưng vẫn kiểm soát chi phí ổn định

Thâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 1995 với khoản đầu tư trị giá 300 triệu USD để xây dựng nhà máy tại Củ Chi và Bắc Ninh, Unilever nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn tiêu dùng nhanh lớn nhất Việt Nam, vượt qua các đối thủ như P&G hay Nestle.

Năm 2017, Unilever Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt mới khi thay đổi người quản lý. Bà Nguyễn Thị Bích Vân, 46 tuổi, trở thành nữ chủ tịch người Việt đầu tiên của Unilever Việt Nam.

Một năm sau ngày có nữ chủ tịch người Việt đầu tiên, Unilever Việt Nam đang làm ăn thế nào?
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, nữ chủ tịch người Việt đầu tiên của Unilever

Bà Vân lên trong thời điểm vị thế đứng đầu của Unilever rất ổn định. Trong hơn 2 thập kỷ có mặt tại Việt Nam, Unilever đi đầu trên gần như tất cả các mặt hàng người tiêu dùng Việt Nam thường dùng trong gia đình hàng ngày như nước rửa chén (Sunlight), bột giặt (Omo), kem đánh răng (P/S, Close-up), xà phòng (Life-buoy), dầu gội (Dove, Sunsilk), kem dưỡng (Pond, Vaseline), thực phẩm (Knorr, Lipton),…

Theo khảo sát của Kantar Worldpanel, năm 2017, Unilever Việt Nam xếp vị trí dẫn đầu về giá trị các sản phẩm tiêu thụ tại nhà của ngành hàng chăm sóc cá nhân và chăm sóc nhà cửa, 2 nhánh lớn của hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Sự lớn mạnh của Unilever Việt Nam có được nhờ vào khả năng phát triển hệ thống phân phối rộng khắp. Đơn vị này cho biết mình đang có 150 nhà phân phối và hơn 300.000 điểm bán lẻ. Số điểm phân phối lớn giúp hàng hóa của Unilever có độ phủ rộng khắp toàn quốc, kể cả những thị trường khó tiếp cận như miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Không chỉ duy trì được sự ổn định, một năm dưới thời bà Vân, Unilever Việt Nam còn ghi nhận kết quả kinh doanh khá ấn tượng.

Trong năm tài chính 2017, Unilever Việt Nam đạt doanh thu thuần hơn 25 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử và tăng trưởng khoảng 5% so với mức 24 nghìn tỷ đồng năm 2016. Con số này tương đương với mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành FMCG Việt Nam.

Unilever Việt Nam cũng cho thấy khả năng quản lý của một tập đoàn lớn khi có giá vốn hàng bán (chi phí để tạo ra một sản phẩm) tốt hơn so với các đối thủ trên thị trường. Giá vốn của công ty chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 40% doanh thu thuần, trong khi ở các doanh nghiệp FMCG khác như Masan Consumer, tỷ trọng này có thể chiếm trên 50%.

Một điểm đáng chú ý trong hoạt động kinh doanh của Unilever Việt Nam là khả năng duy trì ổn định chi phí bán hàng. Với đặc thù của ngành hàng tiêu dùng đòi hỏi phải quảng cáo liên tục để người tiêu dùng không ‘quên’ sản phẩm của mình, Unilever Việt Nam mỗi năm đầu tư rất nhiều cho quảng cáo và chiết khấu cho các nhà phân phối.

Năm 2017, công ty chi ra 7.300 tỷ đồng chi phí bán hàng, tương đương với năm 2016. Nhờ giữ vững chi phí ổn định trong khi doanh thu tăng, Unilever báo lãi tăng vọt trong năm qua với lãi sau thuế đạt 3.800 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2016.

Unilever tỏ ra vững vàng trong bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Global Insight dự báo, tốc độc tăng trưởng tiêu dùng bình quân thị trường 100 triệu dân trong giai đoạn 2011 – 2020 cao nhất khu vực Đông Nam Á, với khoảng 8%/năm, hơn nhiều so với Indonesia, Malaysia (5%), hay Philippines, Thái Lan, Singapore (4%).

Thị trường nhiều tiềm năng cũng xuất hiện nhiều đối thủ. Hiện tại, 2 doanh nghiệp đang cạnh tranh quyết liệt thị phần với Unilever tại Việt Nam cũng là 2 cái tên ngoại: P&G và Nestle. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua các doanh nghiệp trong nước, vốn đang vươn lên mạnh mẽ những năm gần đây.

Theo báo cáo của Nielsen, các doanh nghiệp nội đang cho thấy sức tăng trưởng ấn tượng trong ngành FMCG, với tốc độ tăng trưởng 7% trong năm 2016, chiếm 42% doanh thu toàn ngành. Về thị phần, các doanh nghiệp nội thống trị trong mảng đồ ăn và thức uống với tỉ lệ lần lượt là 69% và 45%.

Ngay tại ngành hàng chăm sóc gia đình và chăm sóc cá nhân, vốn là sân chơi lâu năm của các doanh nghiệp ngoại, doanh nghiệp nội cũng đang tấn công mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trong năm 2016 đạt lần lượt là 13% và 9%.

Unilever mua lại tập đoàn mỹ phẩm Hàn Quốc với giá 2,7 tỷ USD

Unilever mua lại tập đoàn mỹ phẩm Hàn Quốc với giá 2,7 tỷ USD

Quốc tế -  7 năm
Unilever đã đồng ý mua lại tập đoàn mỹ phẩm Carver Korea của Hàn Quốc với giá 2,27 tỷ Euro (2,71 tỷ USD) từ Goldman Sachs, Bain Capital và người sáng lập, mở rộng hoạt động kinh doanh chăm sóc sắc đẹp và cá nhân.
Unilever mua lại tập đoàn mỹ phẩm Hàn Quốc với giá 2,7 tỷ USD

Unilever mua lại tập đoàn mỹ phẩm Hàn Quốc với giá 2,7 tỷ USD

Quốc tế -  7 năm
Unilever đã đồng ý mua lại tập đoàn mỹ phẩm Carver Korea của Hàn Quốc với giá 2,27 tỷ Euro (2,71 tỷ USD) từ Goldman Sachs, Bain Capital và người sáng lập, mở rộng hoạt động kinh doanh chăm sóc sắc đẹp và cá nhân.
Nhà Thủ Đức không còn ai trong Hội đồng quản trị

Nhà Thủ Đức không còn ai trong Hội đồng quản trị

Doanh nghiệp -  1 ngày

Với đơn xin từ nhiệm của Chủ tịch Nguyễn Quang Nghĩa, Hội đồng quản trị của Nhà Thủ Đức hiện không còn ai tại vị.

PV Oil đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục

PV Oil đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục

Doanh nghiệp -  3 ngày

Chủ tịch Cao Hoài Dương nhấn mạnh PV Oil sẽ tiếp tục là trung tâm doanh thu của Tập đoàn Dầu khí, tăng trưởng so với năm trước và thiết lập kỷ lục mới.

PV Gas thúc đẩy đầu tư Trung tâm điện khí LNG tại Nam Định

PV Gas thúc đẩy đầu tư Trung tâm điện khí LNG tại Nam Định

Doanh nghiệp -  4 ngày

PV Gas đẩy nhanh thủ tục đầu tư Trung tâm điện khí LNG Nam Định, thể hiện quyết tâm cụ thể hóa chiến lược kinh doanh sản phẩm khí tại Bắc Bộ.

Minh Long: 55 năm kiến tạo giá trị và gìn giữ nghìn câu chuyện

Minh Long: 55 năm kiến tạo giá trị và gìn giữ nghìn câu chuyện

Doanh nghiệp -  4 ngày

Trong suốt 55 năm qua, Minh Long không chỉ xây dựng thành công một thương hiệu gốm sứ danh tiếng, mà còn trở thành một người kể chuyện bền bỉ, truyền tải những giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc Việt Nam qua từng tác phẩm.

Doanh số Wuling Mini EV vượt kế hoạch

Doanh số Wuling Mini EV vượt kế hoạch

Doanh nghiệp -  5 ngày

Wuling Mini EV, mẫu ô tô điện do TMT Motors sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam có doanh số đạt hơn 1,3 nghìn chiếc, vượt kế hoạch năm 2024.

Khi âm nhạc trở thành sứ giả kể chuyện tại Home Hanoi Xuan 2025

Khi âm nhạc trở thành sứ giả kể chuyện tại Home Hanoi Xuan 2025

Ống kính -  2 giờ

Dòng chảy âm nhạc Việt Nam từ cổ điển tới đương đại được tái hiện độc đáo trên đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 tại khu đô thị Mailand Hanoi City (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội).

SeABank lãi trước thuế hơn 6.000 tỷ đồng năm 2024

SeABank lãi trước thuế hơn 6.000 tỷ đồng năm 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế của SeABank đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch.

Quản trị quyết định thành công trung tâm tài chính

Quản trị quyết định thành công trung tâm tài chính

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM cần một cơ chế quản trị minh bạch, hiệu quả để đảm bảo năng lực cạnh tranh.

Technopark tìm về Quảng Ngãi

Technopark tìm về Quảng Ngãi

Tiêu điểm -  4 giờ

Technopark Việt Nam – Hàn Quốc muốn đầu tư khu công nghiệp – đô thị sáng tạo gắn với công viên công nghệ cao quy mô gần 400ha tại Quảng Ngãi.

Du khách ngây ngất với lễ hội đèn lồng chưa từng có ở Việt Nam

Du khách ngây ngất với lễ hội đèn lồng chưa từng có ở Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Trong không khí náo nức của những ngày trước Tết, dòng người đã từ khắp nơi đổ về thành phố điểm đến phía Đông Hà Nội - Ocean City - nơi đang diễn ra Lễ hội ánh sáng phương Đông - lễ hội đèn lồng lần đầu tiên được tổ chức trên thế giới tại một khu đô thị ở Việt Nam.

Tỉnh Quảng Nam xin thêm chỉ tiêu nhiệt điện khí

Tỉnh Quảng Nam xin thêm chỉ tiêu nhiệt điện khí

Tiêu điểm -  4 giờ

Tỉnh Quảng Nam đề xuất bổ sung hai dự án nhiệt điện khí với tổng công suất 7.200MW vào đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, vận hành dự kiến giai đoạn 2026-2030.

Khu du lịch nghỉ dưỡng 1.500 tỷ của Sao Mai Group đi vào hoạt động

Khu du lịch nghỉ dưỡng 1.500 tỷ của Sao Mai Group đi vào hoạt động

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Khu du lịch nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa được xây dựng trên diện tích 54ha, tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng vừa được Sao Mai Group đưa vào hoạt động.