Tiêu điểm
Tinh thần 'Đảng viên tiên phong' của Nghị quyết 57
Nghị quyết 57 đề cao chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu của Đảng trong việc không ngừng đổi mới, giữ vững vai trò lãnh đạo đất nước trong thời đại mới.
Tinh thần làm gương
Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Trong đó nêu rõ: "Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới".
Nghị quyết 57 cũng nêu cao vai trò làm gương của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, khi là nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bao trùm cả ba khía cạnh là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Đặc biệt, vai trò làm gương của Đảng viên, của người đứng đầu còn được thể hiện thông qua việc Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp giữ vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
"Đột phá đầu tiên và quan trọng nhất, chính là sự quyết tâm của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị và theo đó là của cả hệ thống chính trị", Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương nhận xét.
Theo ông Dương, Nghị quyết 57 đã chuyển đổi tư duy từ "quản lý" khoa học và công nghệ sang "quản trị" khoa học và công nghệ. Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên cho rằng, quan điểm này đã giải quyết rất nhiều hạn chế lâu nay trong việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Nghị quyết 57 đã có cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra. Các nền tảng trí tuệ nhân tạo như: ChatGPT, Germini... chính là những ví dụ điển hình của khoa học, công nghệ dẫn đắt các vấn đề mới phát sinh của thực tiễn.
"Quản lý nhà nước thì thường không kịp thời với các thực tiễn mới đặt ra. Do đó, việc chấp nhận cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, việc cho phép thí điểm để giải quyết những vấn đề mới phát sinh sẽ giúp tăng cường quản trị đất nước, khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo", ông Dương nêu.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 57 chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đây là nội dung không mới trong các nước phát triển, nhưng lần đầu tiên Việt Nam chấp nhận việc này.
"Điều này sẽ khai phóng tư duy, đưa những ý tưởng mới vào nghiên cứu, nhất là khi sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước", Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nói.
Trong đó, Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo điều kiện thuận lợi nhất; người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Theo ông Dương, nguồn lực Nhà nước thì hữu hạn, nhưng nguồn lực tư duy, nguồn lực sáng tạo, nguồn lực khát vọng và đam mê trong xã hội thì vô cùng tận.
Thực tiễn trên thế giới cũng cho thấy, các sáng tạo, đột phá thường đến từ xã hội và chỉ một phần đến từ đầu tư của Nhà nước. Nhà nước chỉ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, để nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các kết quả nghiên cứu đó.
"Việc chúng ta khơi thông nguồn lực xã hội trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo thành phong trào trong toàn xã hội sẽ là yếu tố quyết định thành công cho cuộc cách mạng này", ông Dương khẳng định.
Đảng viên đi trước
Tinh thần làm gương một lần nữa được thấy rõ, khi Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ điểm cầu Trung ương ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội đến 15.345 điểm cầu, với 978.532 đại biểu tham dự.
Hội nghị đã cho thấy sự quyết tâm của cả bộ máy chính trị, đạt được sự thống nhất cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và xã hội.
Ngay sau khi Nghị quyết 57 được ban hành, Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan đầu tiên nêu cao vai trò làm gương, khi đã chủ động ứng dụng công nghệ số vào công tác lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy cải cách hành chính và xây dựng một hệ thống Đảng vững mạnh, tiên phong trong chuyển đổi số.
Một trong những nỗ lực nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ số là sự ra đời của phần mềm theo dõi tiến trình Đại hội Đảng bộ các cấp qua nền tảng VNeID.
Theo ông Đào Văn Thành, Phó giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin và cơ yếu, Văn phòng Trung ương Đảng, việc phát triển và ứng dụng phần mềm theo dõi tiến trình Đại hội Đảng các cấp không chỉ đơn thuần là một ứng dụng công nghệ mà còn thể hiện quyết tâm chính trị trong đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý của Đảng.
Phần mềm được xây dựng với ba chức năng chính: đăng ký lịch trình Đại hội của các cơ sở Đảng, thống kê tổng hợp báo cáo tổ chức Đại hội từ cấp cơ sở đến trung ương và cung cấp biểu mẫu báo cáo theo quy định của từng cấp.
Việc cho phép cán bộ cơ sở Đảng tổng hợp báo cáo công tác tổ chức Đại hội theo thời gian thực, giúp lãnh đạo Đảng ở các cấp theo dõi sát sao tiến trình tổ chức Đại hội với những số liệu mới nhất.
Từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương, phần mềm giúp theo dõi tình hình, tỷ lệ hoàn thành công tác chuẩn bị Đại hội thông qua các chỉ số cập nhật thời gian thực.
Ví dụ, với các cấp huyện, tỉnh, phần mềm có thể thống kê và hiển thị các kết quả báo cáo dưới dạng màu sắc dễ nhìn, giúp người sử dụng nhanh chóng nắm bắt được tình hình công tác ở các cấp.
Hiện tại, phần mềm này đã được Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn đào tạo toàn quốc vào ngày 27/12/2024 và chính thức triển khai kể từ ngày 15/01/2025.
"Phần mềm không chỉ đánh dấu bước phát triển của công nghệ, mà còn thể hiện sự quyết tâm chính trị trong đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng", đại diện Văn phòng Trung ương Đảng khẳng định. "Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu của Đảng trong việc không ngừng đổi mới, giữ vững vai trò lãnh đạo đất nước trong thời đại mới".
Chủ tịch Viettel: Nghị quyết 57 tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn
Ba công nghệ tạo đột phá trong quản trị và dự báo tài chính
Theo Oracle NetSuite, ba công nghệ cốt lõi đang làm thay đổi bộ mặt ngành quản lý tài chính là dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu và AI.
Bộ Chính trị đặt mục tiêu đột phá trong khoa học, công nghệ và chuyển đổi số
Tăng chi cho nghiên cứu và phát triển lên 2% GDP nhằm tạo đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Tầm nhìn về công nghệ và tương lai của Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp tiên phong.
Tinh thần 'Đảng viên tiên phong' của Nghị quyết 57
Nghị quyết 57 đề cao chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu của Đảng trong việc không ngừng đổi mới, giữ vững vai trò lãnh đạo đất nước trong thời đại mới.
Chuyển giao bắt buộc DongA Bank và GPBank
DongA Bank và GPBank được chuyển giao bắt buộc về HDBank và VPBank theo phương án được Chính phủ phê duyệt.
Nhà Thủ Đức không còn ai trong Hội đồng quản trị
Với đơn xin từ nhiệm của Chủ tịch Nguyễn Quang Nghĩa, Hội đồng quản trị của Nhà Thủ Đức hiện không còn ai tại vị.
Nguồn cung căn hộ bùng nổ ở Hưng Yên
Trong 2 năm tới, Văn Giang (Hưng Yên) sẽ cung cấp khoảng một phần ba lượng căn hộ cho Hà Nội và vùng lân cận.
Chủ tịch Viettel: Nghị quyết 57 tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn
Chủ tịch Viettel đánh giá cao cơ chế thí điểm công nghệ mới, cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, mua các bí mật công nghệ của nước ngoài có trong Nghị quyết 57.
Điểm nhanh 5 lĩnh vực của KN Holdings, bất động sản gây bất ngờ
Tập đoàn KN Holdings với bề dày 46 năm tuổi đã khẳng định vị thế là một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu tại Việt Nam.
Điểm Bùng Phát: Bí quyết tạo nên cơn sốt trong kinh doanh
“Điểm Bùng Phát” hé lộ bí quyết biến ý tưởng nhỏ thành hiện tượng lớn, một cuốn sách không thể bỏ qua cho những ai muốn tạo nên đột phá trong kinh doanh.