Tương lai cho nhiệt điện khí
Trong tờ trình mới nhất gửi Thủ tướng về dự thảo quy hoạch điện VIII, Bộ Công thương xác định ưu tiên tối đa phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí tự nhiên trong nước.
Tỉnh Quảng Nam đề xuất bổ sung hai dự án nhiệt điện khí với tổng công suất 7.200MW vào đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, vận hành dự kiến giai đoạn 2026 - 2030.
Theo đề nghị của Bộ Công thương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa cung cấp số liệu phục vụ tính toán, hoàn thiện đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Cụ thể, UBND tỉnh đề xuất hàng loạt dự án nguồn điện tiềm năng có thể phát triển trong tương lai như thủy điện nhỏ 350MW, thủy điện tích năng 1.050MW, điện sinh khối 400MW, điện mặt trời mái nhà trong khu – cụm công nghiệp khoảng 1.000MW, thủy điện lớn và vừa đã phát điện, có tiềm năng nâng cấp, mở rộng với công suất 230MW.
Lớn nhất về quy mô là nhiệt điện khí với công suất khoảng 8.700MW. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất hai dự án nhiệt điện khí LNG Tam Quang 3.200MW tại huyện Núi Thành và LNG Quảng Nam (chưa xác định cụ thể địa bàn) 4.000MW và điện khí Núi Thành 1.500MW.
Cả ba dự án điện khí này đều chưa có chủ trương đầu tư và đang ở khâu khảo sát, báo cáo đề xuất và lập hồ sơ quy hoạch, tiến độ vận hành dự kiến giai đoạn 2026-2030.
Liên quan đến điện năng lượng tái tạo, tỉnh cũng đề xuất bổ sung phát triển 686MW điện gió trên bờ và 500MW điện gió để sản xuất năng lượng mới trong giai đoạn 2026-2030.
Tính tới hiện tại, Quảng Nam đang sở hữu hàng loạt dự án nguồn đã vận hành phát điện như: 33 dự án thủy điện, một dự án điện từ hồ thủy lợi, một nhà máy nhiệt điện than và hơn 1.400 hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Bên cạnh đó, theo Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện đã phê duyệt, tỉnh ghi nhận danh mục các dự án, loại hình nguồn điện (chưa phát điện) gồm: 7 dự án thủy điện, nhiệt điện khí miền Trung 1 và 2, nhà máy điện sinh khối Quế Sơn.
Với tổng công suất 1.500MW, dự án nhiệt điện Miền Trung 1&2 đặt tại huyện Núi Thành, đã được cấp chủ trương đầu tư và đang ở trạng thái lập quy hoạch chi tiết, dự kiến vận hành giai đoạn 2026-2030.
Như TheLEADER thông tin, dự án điện tua-bin khí hỗn hợp Miền Trung 1&2 (gọi tắt là nhiệt điện Miền Trung 1&2) gồm 2 nhà máy nhiệt điện sử dụng khí Cá Voi Xanh, nằm trong Khu kinh tế Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam.
Dự án do PVN làm chủ đầu tư, với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 36 - 38 nghìn tỷ đồng (trong đó vốn chủ sở hữu PVN 30%, còn lại là vốn vay). Mục tiêu dự án là cung cấp nguồn điện cho hệ thống điện khu vực miền Trung và hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và an toàn cung cấp điện cho hệ thống.
Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), Nhiệt điện miền Trung 1&2 sẽ vận hành thương mại vào năm 2023 - 2024. Được triển khai đồng bộ với tiến độ cấp khí của dự án thượng nguồn thuộc chuỗi khí - điện Cá Voi Xanh, lần lượt các nhà máy miền Trung 1 và 2 sẽ vận hành dự kiến vào quý IV/2023 và quý II/2024.
Nhiệt điện
miền Trung 1&2 là các dự án hạ nguồn nằm trong chuỗi dự án khí
- điện Cá Voi Xanh, bao gồm thượng nguồn (mỏ khí Cá Voi Xanh), trung
nguồn (đường ống) và hạ nguồn (nhà máy điện). Việc triển khai các
dự án phải đồng bộ tiến độ, và có mối quan hệ cộng sinh theo chuỗi.
Một trong những khó khăn đeo đẳng nhiều năm qua của dự án là đàm phán cung cấp khí phục vụ hoạt động dự án – trực tiếp dẫn tới việc dự án không thể hoàn thành đúng tiến độ. Đây cũng là lý do khiến Bộ Công thương đề xuất tiến độ dự án hoàn thành năm 2028 (đặt trong dự thảo Quy hoạch điện VIII trình Thủ tướng thời gian vừa qua).
Trong tờ trình mới nhất gửi Thủ tướng về dự thảo quy hoạch điện VIII, Bộ Công thương xác định ưu tiên tối đa phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí tự nhiên trong nước.
Dự án nhiệt điện khí Miền Trung 1 và 2 (tổng công suất 1.500MW) của PVN tiếp tục đối diện nguy cơ khó về đích đúng hẹn trước 2030.
Giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam, các nguồn điện nhiệt điện khí trong nước vẫn đang trập trùng vướng mắc và tiếp tục chậm tiến độ kéo dài.
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.
Từng là thủ phủ Khánh Hòa xưa, Diên Khánh mang trong mình lớp lớp thăng trầm lịch sử, cuốn người ta vào một miền ký ức dung dị mà sâu xa.
Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.
Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).
Tập đoàn FPT đã chính thức trở thành đối tác công nghệ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, đánh dấu bước tiến lớn trong chiến lược toàn cầu hóa.
Sở hữu bất động sản hạng sang ngày càng trở thành xu hướng của giới tinh hoa. Minh chứng là những căn hộ hạng sang tại tổ hợp đẳng cấp Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng liên tục được “săn lùng”, đặc biệt là loại căn hộ Dual Front và Duplex.
G7 Taxi sẽ mua 899 chiếc VinFast VF 5 màu trắng nguyên bản để triển khai dịch vụ taxi xanh tại các thành phố lớn từ nay đến hết năm 2025.