Startup thiết bị y tế iCare được Shark Bình đầu tư liên doanh
Nhà sáng lập startup cho hay, định hướng của iCare không chỉ bán thiết bị theo dõi nhiệt độ mà còn tạo ra nền tảng tích hợp thêm nhiều tính năng khác.
Được biết, Medigo và Casso là hai startup Việt đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện sản phẩm và bước đầu cung cấp dịch vụ ra thị trường.
Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) vừa hoàn thiện khoản đầu tư vào nền tảng chăm sóc sức khỏe Medigo và dịch vụ ngân hàng mở Casso.
Chi tiết về khoản đầu tư không được các bên tiết lộ. Tuy nhiên, đây là sự kiện đánh dấu việc VIISA chuyển từ mô hình vườn ươm tăng tốc khởi nghiệp sang đầu tư mạo hiểm.
Được biết, Medigo và Casso là hai startup đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện sản phẩm và bước đầu cung cấp dịch vụ ra thị trường.
Khoản đầu tư sẽ giúp các công ty khởi nghiệp có nguồn vốn hoạt động ban đầu. Ngoài ra, đội ngũ của VIISA sẽ tiếp tục giúp đỡ startup hoàn thiện mô hình kinh doanh, tìm kiếm và kiểm chứng sản phẩm với các khách hàng mục tiêu tiềm năng.
Medigo là nền tảng công nghệ về sức khỏe hỗ trợ dịch vụ giao thuốc 24/7 cho khách hàng. Đến nay, startup có mặt tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM, phục vụ hơn 100.000 người dùng trên toàn quốc.
Ứng dụng Medigo được đánh giá cao bởi người dùng, nhận điểm đánh giá trung bình 4.9 trong hơn 3.000 đánh giá, nhiều thời điểm lọt top 10 ứng dụng về sức khỏe trên Google Play và App Store.
Trong khi đó Casso - đơn vị phát triển phần mềm quản lý thu chi dựa vào khả năng kết nối tài khoản từ nhiều ngân hàng của khách hàng và tự động xử lý dữ liệu giao dịch.
Bắt đầu thương mại hóa từ tháng 11/2020, đến nay công ty có hơn 500 khách hàng đăng ký sử dụng và 80 thuê bao trả tiền. Khách hàng của Casso phần lớn là cá nhân tự doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đơn vị cung cấp các giải pháp tự động hóa cho các quy trình nội bộ liên quan tới giao dịch ngân hàng: đối soát ngân hàng tức thời; thông báo biến động số dư vào vào nhóm chat nội bộ; kết nối dữ liệu sao kê vào các bảng tính kế toán...
Với hai startup này, ngoài việc cấp vốn, VIISA tham gia sâu hơn với các đội ngũ, mở rộng kết nối tiềm lực của hai doanh nghiệp lớn là FPT và Dragon Capital, giúp startup có đủ nguồn lực phát triển sản phẩm, đẩy mạnh kinh doanh để đạt đến vòng gọi vốn tiếp theo.
"Đây cũng là khoảng trống của thị trường hiện nay khi có nhiều quỹ quan tâm đầu tư cho startup ở Việt Nam. Song họ thường chỉ chấp nhận đầu tư khi công ty đạt đến một quy mô nhất định để hạn chế rủi ro", đại diện VIISA đánh giá.
VIISA là một trong những đơn vị tiên phong theo mô hình tăng tốc khởi nghiệp. Quỹ đã hỗ trợ 40 startup, góp phần giải quyết bài toán tạo ra nguồn startup dồi dào hơn và tạo đà cho hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, khi có nhiều mô hình tăng tốc khởi nghiệp tham gia thị trường, nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ cho các startup ở giai đoạn đầu hơn, VIISA quyết định thay đổi mô hình để giải quyết các vấn đề của thị trường.
Nhà sáng lập startup cho hay, định hướng của iCare không chỉ bán thiết bị theo dõi nhiệt độ mà còn tạo ra nền tảng tích hợp thêm nhiều tính năng khác.
Shopee hiện là sàn thương mại điện tử có lưu lượng truy cập và số lượng người dùng lớn nhất Việt Nam. Trong khi Now được biết đến là ứng dụng giao đồ ăn có thị phần lớn thứ 2 Việt Nam, theo Qandme.
Để có thể thành công trên thị trường quốc tế, các starup cần một thời gian dài chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tiềm lực của chính mình lẫn hiểu rõ đặc điểm của các thị trường mục tiêu lớn ở khu vực và thế giới.
Coolmate kỳ vọng sẽ đẩy nhanh mục tiêu doanh số của năm 2021, và đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhằm IPO vào năm 2025.
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.