Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định
Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.
Chuyên gia năng lượng Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, còn nhiều vấn đề không phù hợp xung quanh đề xuất của Bộ Công thương về xây dựng cơ chế đấu thầu giá điện cho các dự án điện tái tạo trượt giá FIT.
Như TheLEADER đã thông tin, với luận giải cụ thể về các hạn chế trong trường hợp giữ nguyên các cơ chế ưu đãi (thời hạn hợp đồng mua bán điện và giá điện áp dụng là 20 năm kể từ ngày COD, giá điện điều chỉnh theo biến động tỷ giá đồng/USD, EVN có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện) cho các dự án chuyển tiếp, Bộ Công thương đã đề xuất sửa đổi các ưu đãi trên để phục vụ hoạt động đấu thầu giá điện.
Ở góc độ chuyên môn và đầu tư năng lượng, chuyên gia năng lượng Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) đã chỉ ra một số điểm không phù hợp của việc thay đổi cơ chế nêu trên.
Đề xuất cơ chế đấu thầu mua điện cho các dự án trượt giá FIT
Thứ nhất, thời hạn hợp đồng mua bán điện kéo dài 20 năm là không phù hợp do hiện nay chi phí sản xuất điện gió và điện mặt trời có xu hướng giảm so với thời điểm ban hành cơ chế giá FIT với hiệu suất công nghệ cải thiện, quy mô và kinh nghiệm phát triển mở rộng, Bộ Công thương đề nghị thời hạn hợp đồng mua bán điện và giá điện áp dụng đến hết năm 2025. Sau năm 2025, các đơn vị tiếp tục tham gia đấu thầu theo quy định do Chính phủ và/hoặc Bộ Công thương ban hành.
"Đúng là chi phí sản xuất hiện đang có xu hướng giảm nhưng khi nhà đầu tư thực hiện dự án ở thời điểm trước thì hợp đồng mua bán điện phải kéo dài 20 năm mới hợp lý. Nếu nói hợp đồng mua bán điện kéo dài là không phù hợp, thì không đúng. Đi vay tiền để phục vụ đầu tư dự án điện không thể chỉ vài năm được", ông Tuấn khẳng định.
Bên cạnh đó, đầu tư ở thời điểm bây giờ thì phải ký hợp đồng mua bán điện cho 20 năm tới. Có thể hình dung như sau: tại thời điểm năm nay, doanh nghiệp đầu tư dự án, tới sang năm hoặc 5 năm sau, chi phí đầu tư mới giảm. Trong khi đó, doanh nghiệp ký hợp đồng (mua bán điện) cho năm nay. Vì vậy, hợp đồng mua bán điện phải kéo dài, không thể chỉ vài năm như đề xuất (để rồi sau đó vài ba năm lại tiếp tục thương thảo, đấu thầu, ký hợp đồng)…
Vấn đề thứ hai, đề nghị của Bộ Công thương về bỏ nội dung giá điện điều chỉnh theo biến động tỷ giá đồng/USD (do không phù hợp các quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam) là đúng nhưng chưa chính xác. Theo ông Tuấn, việc này cần lộ trình cụ thể vì ngay từ ban đầu, dự án điện và giá điện phải được xác định tầm nhìn dài hơi thì nhà đầu tư mới tham gia. Theo đó, cần giữ đồng tiền ổn định, đồng thời mỗi năm có thể tính tới tăng hoặc giảm với tỷ lệ nhất định một cách phù hợp.
Cuối cùng, việc mua toàn bộ sản lượng điện cho các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp thì rõ ràng phải có trách nhiệm. Lý do đầu tiên là xuất phát từ cơ chế mang tính ‘hỗ trợ’ cho các dự án điện tái tạo; hỗ trợ, đương nhiên được hiểu là mua. Đồng thời, khi đi vào vận hành, các dự án điện tái tạo có chi phí vận hành cực thấp thì việc mua sản lượng là đương nhiên. Nếu không mua, các dự án sẽ "đổ sông đổ bể".
Đặc biệt, nội dung đề xuất "nhà máy điện được huy động theo nhu cầu của hệ thống điện" đồng nghĩa sẽ không có cơ chế ưu đãi dành cho các dự án điện gió, điện mặt trời nữa. Bởi lẽ, nếu đã xác định ưu đãi thì phải huy động/mua điện.
"Nếu nói ưu đãi nhưng không bán theo giá thị trường thì ưu đãi cái gì", ông Tuấn đặt câu hỏi.
Cũng theo vị chuyên gia này, những hạn chế liên quan tới việc duy trì các cơ chế ưu đãi dành cho các dự án điện chuyển tiếp mà Bộ Công thương đưa ra, đều có cách giải quyết thay vì đập bỏ hết.
Đầu tư vào dự án sản xuất điện năng lượng tái tạo đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, chi phí máy móc thiết bị ban đầu cũng vậy.
Do đó, nếu cơ chế, chính sách thiếu tính ổn định lâu dài trong 20 năm thì gần như không thể đầu tư.
Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.
Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.
Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Petrovietnam và VIMC hứa hẹn mở ra chương mới cho kinh tế biển, thông qua tối ưu hai trụ cột cốt lõi năng lượng và hàng hải.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho báo chí cách mạng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm, 21/6/1925 - 21/6/2025.
Thaco chính thức được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp cơ khí 786ha tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Lộc Trời đang đối mặt với giai đoạn khủng hoảng chưa từng có, từ kết quả kinh doanh lao dốc đến những bất ổn nội bộ bị phanh phui.
Vietravel Airlines cho biết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm 2026.
Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.
Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.
Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Petrovietnam và VIMC hứa hẹn mở ra chương mới cho kinh tế biển, thông qua tối ưu hai trụ cột cốt lõi năng lượng và hàng hải.
Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.