Tài chính
4 ngân hàng cho VKC Holdings vay gần 180 tỷ đồng
Bên cạnh lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng vừa bị mất khả năng trả lãi, VKC Holdings còn vay nợ nhiều ngân hàng với dư nợ gần 180 tỷ đồng, theo báo cáo tài chính quý II.
Công ty Cổ phần VKC Holdings vừa thông báo tạm hoãn việc thanh toán lãi trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng. Công ty cho biết sau biến cố của ông Đỗ Thành Nhân và nhóm Louis Holdings, VKC Holdings phải thay đổi toàn bộ ban quản trị và nhận thấy có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong việc quản lý tài chính của ban lãnh đạo trước đây.
Các sai phạm dẫn đến việc thất thoát tài sản của VKC Holdings và công ty đã mất khả năng thanh toán đối với các chủ nợ. Báo cáo tài chính bán niên của VKC Holdings cho thấy, tổng các khoản vay nợ ngắn hạn lên đến 378 tỷ đồng.
Ngoài lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng đang bị mất khả năng trả lãi, VKC Holdings còn đang vay nợ ngắn hạn tại 4 ngân hàng, tính đến cuối tháng 6. Ngân hàng cho vay nhiều nhất là Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) với dư nợ khoảng 70 tỷ đồng, tiếp theo là VPBank (68 tỷ đồng), VietinBank (30 tỷ đồng), VietcomBank (9 tỷ đồng).
Khoản vay tại MB có hạn mức 100 tỷ đồng được cho vay theo hợp đồng tín dụng ký vào tháng 8/2021. Thời hạn các khoản vay chỉ từ 4 tháng đến 6 tháng phục vụ cho sản xuất cáp và thương mại lốp xe.
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của VKC Holdings tại Bình Dương, được định giá 84 tỷ đồng. Tháng 8/2022, Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản ngân hàng MB đã thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản của VKC Holdings là lô đất rộng 6.475 m2 tại tỉnh Bình Dương với mức giá khởi điểm là 84,95 tỷ đồng. Lô đất có mục đích sử dụng là xây dựng công trình công nghiệp, thuộc sở hữu của VKC Holdings.

Tương tự, một lô đất khác tại Bình Dương được định giá 148 tỷ đồng được VKC Holdings thế chấp cho VPBank, nhằm đảm bảo cho hợp đồng tín dụng ký đầu năm nay. Hạn mức của hợp đồng này là 200 tỷ và thời hạn vay chỉ 6 tháng.
Với khoản vay tại VietinBank, VKC Holdings thế chấp bằng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn giá trị 15 tỷ đồng. Còn khoản vay tại VietcomBank thế chấp bằng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn trị giá 5 tỷ đồng và hàng hóa kinh doanh.
Một số ngân hàng khác có dư nợ thời điểm đầu năm như VIB, TPBank, UOB, FirstBank… đã kịp thu hồi các khoản vay trước khi VKC Holdings thông báo mất khả năng chi trả lãi trái phiếu.
Trong báo cáo bán niên đã xoát sét, đơn vị kiểm toán cho biết vay và nợ thuế tài chính ngắn hạn, mô tả dòng tiền chi ra từ đợt phát hành trái phiếu đúng mục đích theo Nghị quyết ĐHĐCD bất thường ngày 8/12/2021 nhưng không đúng theo Bản công bố ngày 3/12/2021 (mua lại toàn bộ phần vốn góp thuộc sở hữu của Công ty Louis Land tại Công ty TNHH Toccoo Việt Nam, tương ứng 85% vốn với số tiền 80,8 tỷ đồng.
Các khoản chi không đúng mục đích theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 8/12/2021 và không đúng mục đích theo Bản công bố thông tin ngày 3/12/2021 với số tiền là 34,9 tỷ đồng.
Đồng thời tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất thuộc vị trí tại Thị Trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang để đảm bảo cho khoản phát hành trái phiếu, tài sản này chưa được thực hiện ký 3 bên giữa VKC Holdings với CTCP Xuất nhập khẩu An Giang và tổ chức với tư cách là bên nhận tài sản đảm bảo.
Cuối cùng, kiểm toán cũng cho biết trong kỳ, Công ty thay đổi Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc, do vậy kiểm toán thiếu thông tin để xác định các bên liên quan. Do đó, Kiểm toán không thể xem xét liệu các giao dịch và số dư với bên liên quan mà Công ty đã thuyết minh đủ hay chưa.
Sau kiểm toán, VKC Holdings ghi nhận lỗ tăng thêm 166,49 tỷ đồng xuống mức âm 191,14 tỷ đồng. Trong đó, nguyên nhận tăng lỗ chủ yếu do chi phí quản lý doanh nghiệp bất ngờ tăng 4,95 lần so với báo cáo tự lập, tương ứng tăng thêm 68,66 tỷ đồng lên 82,52 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm thêm 95,3 tỷ đồng xuống lỗ 93,26 tỷ đồng (cùng kỳ là lãi 2,04 tỷ đồng)…
Công ty thuyết minh chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi và phải thu khách hàng quá hạn. Trong khi đó, chi phí khác tăng do xử lý hàng tồn kho thiếu không xác định được nguyên nhân.
Một doanh nghiệp mất khả năng trả lãi trái phiếu
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.