4 nhà thầu Việt tham gia chuỗi cung ứng dự án điện gió La Gàn
Nhật Hạ
Thứ tư, 24/02/2021 - 18:40
Tổng tỷ lệ nội địa hóa dự kiến sẽ chiếm khoảng 45% trong toàn bộ chuỗi cung ứng của dự án điện gió ngoài khơi La Gàn. Việc hợp tác này sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn của các đơn vị cung ứng và thúc đẩy nội địa hóa ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Công ty cổ phần Phát triển điện gió La Gàn vừa ký kết 4 bản ghi nhớ với các nhà thầu tại Việt Nam về việc hợp tác cung cấp móng cọc và cảng hậu cần.
Cụ thể, các đơn vị cung ứng này gồm Tập đoàn CS Wind, Công ty TNHH MTV Dịch vụ cơ khí hàng hải PTSC (PTSC M&C), Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí miền Nam (Alpha ECC) và Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.
Lễ ký kết được tiến hành trực tuyến để đảm bảo an toàn trong tình hình dịch bệnh Covid-19 gần đây tại Việt Nam.
Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn tại tỉnh Bình Thuận có công suất dự kiến khoảng 3,5GW đang được phát triển bởi liên doanh giữa Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), Công ty cổ phần Năng lượng dầu khí châu Á (Asiapetro) và Công ty TNHH Novasia Enegy.
Khi hoàn thành và đi vào hoạt động hết công suất, dự án này dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho hơn 7 triệu hộ gia đình Việt nam mỗi năm và giúp giảm thiểu 130 triệu tấn khí thải CO2 trong suốt vòng đời dự án.
Cung cấp móng cọc và hạ tầng cảng biển hậu cần là hai trong những yếu tố then chốt nhất trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi. Việc hợp tác này sẽ đóng góp vào những nỗ lực đang diễn ra nhằm nội địa hóa chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi của Việt Nam cũng như góp phần phát triển năng lực cạnh tranh của các đơn vị cung ứng trong nước trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn sẽ tạo điều kiện để chia sẻ kiến thức và tư vấn thiết kế móng cọc, bố trí cơ sở vật chất, các yêu cầu hậu cần và hạ tầng, nhằm giúp các đơn vị cung ứng có thể phục vụ thị trường điện gió ngoài khơi theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Kim Højlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết: “Một trong những ưu tiên chính trong quan hệ hợp tác lâu dài của Đan Mạch với Việt Nam là hỗ trợ Việt Nam phát triển xanh và chuyển đổi xanh trong ngành năng lượng. Việc phát triển các dự án đầu tư nước ngoài như dự án La Gàn sẽ góp phần mở rộng hơn và tăng cường quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Đan Mạch và Việt Nam trong việc chia sẻ kiến thức và nâng cao năng lực cho các chuyên gia và lao động trong ngành, đặc biệt là trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi”.
Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia quốc tế của BVG Associates, dự án điện gió La Gàn sẽ đóng góp hơn 4,4 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện dự án. Đồng thời tạo ra hơn 45.000 việc làm toàn thời gian (FTE) cho các lao động trong nước tại Việt Nam.
Tổng tỷ lệ nội địa hóa ước tính chiếm khoảng 45% trong toàn bộ chuỗi cung ứng của dự án La Gàn.
Công tác phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn sẽ được tiến hành trong nhiều năm, từ đó tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà thầu của Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của dự án trong những năm sắp tới, khi thị trường ngành điện gió ngoài khơi ngày càng phát triển.
Theo bà Maya Malik, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Điện gió La Gàn, “Sự tham gia của Alpha ECC, CS Wind, PTSC M&C và Vietsovpetro cho thấy các tập đoàn công nghiệp hàng đầu trong nước rất sẵn sàng đầu tư vào ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi Việt Nam, cũng như ủng hộ tầm nhìn của chính phủ Việt Nam về chuyển đổi xanh trong ngành năng lượng”.
Kể từ khi ký Biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bình Thuận vào tháng 7/2020, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động, bao gồm cả việc chuẩn bị cho công tác khảo sát thực địa, cũng như xin bổ sung vào quy hoạch phát triển điện và phê duyệt giấy phép khảo sát.
Với vốn đầu tư ước tính lên tới 10 tỷ USD và công suất 3,5 GW, dự án này là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam.
Báo cáo mới đây của công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhìn nhận dù Việt Nam vẫn đang dựa chủ yếu vào nhiệt điện, điện mặt trời và điện gió lại là động lực tăng trưởng chính trong những năm tới.
Việt Nam sẽ là một trong những thị trường chính đóng góp vào sự tăng trưởng của điện gió ngoài khơi khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ tới.
Với công suất dự kiến 3,5 GW, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn do Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners làm chủ đầu tư sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội tiếp cận nền công nghệ điện gió hiện đại và tiên tiến nhất.
Sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, song Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bài toán làm sao để giữ chân du khách. Câu trả lời có thể nằm sâu trong lòng một hang động kỳ vĩ, nơi nghệ thuật và thiên nhiên hòa quyện làm một: Hang Ngọc Rồng.
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.