VDSC: Điện mặt trời và điện gió dẫn dắt ngành năng lượng trong tương lai gần

Trần Anh Thứ bảy, 28/11/2020 - 10:23

Báo cáo mới đây của công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhìn nhận dù Việt Nam vẫn đang dựa chủ yếu vào nhiệt điện, điện mặt trời và điện gió lại là động lực tăng trưởng chính trong những năm tới.

Kể từ năm 2017, Bộ Công Thương đã chuyển trọng tâm từ nhiệt điện sang năng lượng tái tạo vì yếu tố môi trường và chi phí thấp. Trong dự thảo Quy hoạch Điện số VIII gần đây, Bộ Công thương tập trung vào mảng năng lượng tái tạo và nâng cấp đường dây truyền tải từ nay đến năm 2045.

Trong tương lai gần, Việt Nam vẫn sẽ chủ yếu dựa vào nguồn nhiệt điện, nhưng năng lượng mặt trời và điện gió lại là động lực tăng trưởng chính trong những năm tới.

Cụ thể hơn, điện gió tăng từ 0,59 GW lên 66 GW, điện mặt trời cùng xu hướng tăng từ 6,5 GW lên 57 GW. Trong thập kỷ tới, công suất năng lượng điện mặt trời và điện gió sẽ tăng năm lần. Do đó, chính sách hỗ trợ từ chính phủ cùng với nhiều dư địa tiềm năng từ các lĩnh vực điện gió và điện mặt trời mang lại cơ hội quý giá cho các nhà đầu tư và các nhà máy mới trong tương lai từ ngắn hạn đến dài hạn.

Điện mặt trời hiện vẫn còn tiềm năng tăng trưởng nhưng ưu đãi từ chính phủ đã không còn quá hấp dẫn. Tuy nhiên, với Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương vẫn tập trung vào năng lượng điện mặt trời và điện gió, nên VDSC tin rằng chính phủ sẽ sớm đưa ra một chính sách mới đủ hấp dẫn để thu hút và khuyến khích những nhà đầu tư mới nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện muôn thuở.

Ngoài ra, xu hướng tiếp theo được cho là sẽ chú trọng sang mảng điện mặt trời nổi và điện mặt trời áp mái trong tương lai gần do công suất hiện tại của mảng này còn thấp so với kế hoạch.

Về thị trường điện gió, câu chuyện tăng trưởng mảng này đang mô phỏng lại câu chuyện tăng trưởng điện mặt trời trong năm 2019 khi giá bán điện khá hấp dẫn đến từ chính sách khuyến khích điện gió của Bộ Công Thương.

Các dự án trên bờ sẽ nhận được 8,5 USD/kWh, các dự án gần bờ và xa bờ sẽ được hưởng 9,8 USD/kWh. Điều kiện quan trọng nhất là các dự án sẽ phải COD trước ngày 30/11/2020.

Hiện tại có rất nhiều đề xuất kéo dài thời hạn này từ năm 2021 đến năm 2023 với lí do Covid-19 nhưng vẫn chưa có động thái chính thức nào từ chính phủ. Nhìn chung, có 2 khó khăn mà các công ty điện gió có thể gặp phải, đó là đợt bùng phát Covid 19 có thể kìm hãm tốc độ xây dựng nhà máy và thời hạn gấp rút trước tháng 11/2021.

Điều kiện thị trường ngặt nghèo này sẽ có lợi cho những công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công gấp rút, khai thác những khu vực chưa có nhiều nhà máy điện năng lượng để vận hành tránh tắc nghẽn công suất, hay có khả năng huy động vốn đồng loạt cho những dự án của doanh nghiệp.

Không chỉ điện gió và điện măt trời, giai đoạn 2021 – 2022 còn được dự báo là thời điểm tốt cho thủy điện. Theo Trung tâm dự báo môi trường quốc gia (NCEP), xác suất La Nina xảy ra từ nay đến tháng 4/2021 là hơn 60%, cao tương đối so với hiện tượng El Nino và trung lập. Sau giai đoạn thời tiết khô hạn vào năm 2019 và đầu năm 2020, mảng thủy điện bị sụt giảm về cả sản lượng và doanh thu. Việc La Nina quay trở lại sẽ có lợi cho các nhà máy thủy điện trong thời gian tới.

Trong dài hạn, công suất thủy điện dự kiến sẽ tăng nhẹ trong thập kỷ tiếp theo do sự phụ thuộc vào thời tiết. Mặc dù vậy, tiềm năng thủy điện gần như đã được khai thác hết ở thời điểm hiện tại và dự kiến sẽ không mở rộng thêm nhiều trong nhiều năm tới.

Về nguồn vốn, nhiều ngân hàng nước ngoài cam kết dư địa cho vay mảng năng lượng tái tạo với tỷ trọng khá cao trong thời gian tới. Theo báo cáo thường niên năm 2019 của ADB, ADB sẽ tập trung cho vay năng lượng tái tạo giai đoạn 2019-2024, chiếm khoản 24% tổng giải ngân của họ cho lĩnh vực này. Để thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2030, ADB sẽ cung cấp các sản phẩm nợ và bảo lãnh phù hợp, mở rộng các dịch vụ tiền tệ của mình để cải thiện kết quả dự án.

Theo Quỹ Năng lượng Tái tạo của WB, WB cam kết giúp các nước cân bằng giữa chi phí tài chính và chi phí xử lý môi trường, nghĩa là sẽ hỗ trợ các nước tài trợ vốn vay vài các dự án năng lượng tái tạo, thay vì chi phí xử lý môi trường từ các nhà máy nhiệt điện gây nên. WB hiện đang cam kết tài trợ 21,4 nghìn tỷ USD và cho vay 27,5 nghìn tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Chiến lược của mình.

Tất cả những điều này cho thấy rằng có khá nhiều nguồn tài trợ vốn vay với chi phí thấp cho các nhà đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo. 

VDSC nhận định, đây cũng là một cơ hội lớn để tái tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo hiện nay để tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp. Các doanh nghiệp hoạt động ở mảng năng lượng tái tạo ở Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội này để tận dụng và tiết kiệm chi phí hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận tối đa.


VinaCapital đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo

VinaCapital đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo

Tài chính -  3 năm
VinaCapital đang thương thảo với nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như chính quyền địa phương cho mục tiêu phát triển tối thiểu 1 GW điện tái tạo trong vòng 5 năm tới.
VinaCapital đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo

VinaCapital đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo

Tài chính -  3 năm
VinaCapital đang thương thảo với nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như chính quyền địa phương cho mục tiêu phát triển tối thiểu 1 GW điện tái tạo trong vòng 5 năm tới.
Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  13 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  13 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều