Phát triển bền vững

Điện gió ngoài khơi sẽ ‘cất cánh’, dẫn đầu bởi châu Á – Thái Bình Dương

Hoài An Thứ năm, 06/08/2020 - 15:58

Việt Nam sẽ là một trong những thị trường chính đóng góp vào sự tăng trưởng của điện gió ngoài khơi khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ tới.

Công suất điện gió ngoài khơi toàn cầu sẽ tăng vọt từ 29,1GW vào cuối năm 2019 lên đến mức hơn 234 GW vào năm 2030 nhờ sức tăng trưởng theo cấp số nhân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đà phát triển mạnh vẫn được duy trì ở châu Âu, theo báo cáo mới đây từ Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC).

Năm 2019 là năm phát triển mạnh mẽ nhất của ngành điện gió ngoài khơi với mức tăng 6,1GW công suất mới trên toàn thế giới, nâng tổng lắp đặt tích lũy toàn cầu lên 29,1GW. Trung Quốc hai năm liên tiếp đứng ở vị trí số một về công suất lắp đặt mới, đạt công suất lắp đặt kỷ lục 2,4GW, theo sau là Anh ở mức 1,8GW và Đức ở mức 1,1GW.

Trong khi châu Âu tiếp tục là khu vực đi đầu về điện gió ngoài khơi, các thị trường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, như Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với thị trường Mỹ cũng đang nhanh chóng tăng tốc và sẽ là khu vực tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ tới.

Điện gió ngoài khơi sẽ ‘cất cánh’, dẫn đầu bởi châu Á – Thái Bình Dương
Trong thập kỷ tới, các thị trường điện gió ngoài khơi mới nổi như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam sẽ được triển khai một cách toàn diện. Ảnh: VGP.

GWEC Market Intelligence dự báo đến năm 2030, hơn 205GW công suất điện gió ngoài khơi mới sẽ được bổ sung trên toàn cầu, trong đó sẽ có ít nhất 6,2GW điện gió nổi ngoài khơi. Con số này cao hơn 15GW so với mức triển vọng mà GWEC Market Intelligence từng dự báo thời kỳ tiền Covid-19, chứng minh khả năng phục hồi có thể giúp ngành này đóng vai trò làm động lực chính cho cả công cuộc phục hồi xanh và quá trình chuyển đổi năng lượng.

Ben Backwell, Giám đốc điều hành của GWEC, đánh giá điện gió ngoài khơi đang thực sự mở rộng trên toàn cầu nhờ chính phủ các nước nhận ra vai trò của công nghệ trong việc khởi động phục hồi kinh tế hậu Covid-19 thông qua đầu tư quy mô lớn, tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế cho các cộng đồng ven biển.

Trong thập kỷ tới, các thị trường điện gió ngoài khơi mới nổi như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam sẽ được triển khai một cách toàn diện, đồng thời sẽ chứng kiến các tuabin ngoài khơi đầu tiên được lắp đặt tại một số quốc gia khác ở châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi.

Cụ thể, thị trường điện gió ngoài khơi toàn cầu mỗi năm tăng trưởng trung bình 24% kể từ năm 2013. Châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất cho điện gió ngoài khơi tính đến cuối năm 2019, chiếm 75% tổng công suất lắp đặt toàn cầu. Châu lục này sẽ tiếp tục dẫn đầu về điện gió ngoài khơi, với mục tiêu đầy tham vọng 450GW vào năm 2050, đến từ các dự án lắp đặt mới tại Anh, Hà Lan, Pháp, Đức, Đan Mạch và Ba Lan, với một số thị trường châu Âu khác cũng đạt sản lượng hai chữ số.

Bắc Mỹ hiện chỉ có 30MW công suất điện gió ngoài khơi đang hoạt động vào cuối năm 2019, nhưng khu vực này sẽ tăng tốc triển khai trong những năm tới với 23GW dự báo sẽ được lắp đặt vào năm 2030 và phần lớn của mức tăng trưởng này sẽ đến từ Mỹ.

Báo cáo cho biết ngành công nghiệp này phát triển sôi động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhờ các quốc gia nâng tham vọng, dẫn đầu là Trung Quốc với 52GW công suất điện gió ngoài khơi mới dự kiến ​​sẽ được lắp đặt vào năm 2030. Đài Loan sẽ trở thành thị trường điện gió ngoài khơi lớn thứ hai tại châu Á sau Trung Quốc với mục tiêu 5,5GW vào năm 2025 và thêm 10GW vào năm 2035.

Các thị trường khác trong khu vực cũng bắt đầu mở rộng quy mô, với Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ lắp đặt lần lượt là 5,2GW, 7,2GW và 12GW công suất điện gió ngoài khơi.

Báo cáo của GWEC cho thấy khu vực điện gió ngoài khơi sẽ tạo ra 900.000 việc làm trong thập kỷ tới và con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên nếu các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chiến lược phục hồi giúp đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của ngành.

Hơn nữa, 1GW năng lượng gió ngoài khơi đồng nghĩa tránh được 3,5 triệu tấn CO2, cho thấy đây là công nghệ quy mô lớn có hiệu quả nhất hiện có giúp tránh phát thải khí các-bon và thay thế nhiên liệu hóa thạch tại nhiều nơi trên thế giới.

Feng Zhao, Giám đốc chiến lược của GWEC, nhận định triển vọng của ngành công nghiệp này ngày càng hứa hẹn hơn nữa khi có càng nhiều quốc gia trên thế giới thức tỉnh trước tiềm năng khổng lồ của điện gió ngoài khơi. 

Khi thị trường tiếp tục phát triển thì những đổi mới trong ngành như điện gió nổi ngoài khơi, tuabin lớn hơn và hiệu quả hơn sẽ tiếp tục mở ra những cánh cửa mới và thị trường mới, và đặt ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi vào vị trí ngày càng quan trọng trong thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

Đến nay, điện gió ngoài khơi đã cho thấy là một công nghệ phi các-bon giá cả phải chăng và dễ dàng nhân rộng. Cơ hội tối đa hóa tiềm năng tăng trưởng của ngành phụ thuộc vào hành động hợp tác giữa chính phủ và ngành công nghiệp trong việc thiết kế thị trường, như đặt ra các mục tiêu công suất rõ ràng, tiến hành lên kế hoạch dài hạn cho phát triển cơ sở hạ tầng và các nhu cầu về lao động. 

Chủ tịch Vestas ASP: 'Việt Nam có thể dẫn đầu khu vực về phát triển điện gió'

Chủ tịch Vestas ASP: 'Việt Nam có thể dẫn đầu khu vực về phát triển điện gió'

Phát triển bền vững -  7 năm
Đó là lời khẳng định của ông Clive Turton, Chủ tịch Vestas châu Á – Thái Bình Dương về tiềm năng khai thác năng lượng gió tại Việt Nam bên cạnh sự kỳ vọng hợp tác trong tương lai tại thị trường này.
Chủ tịch Vestas ASP: 'Việt Nam có thể dẫn đầu khu vực về phát triển điện gió'

Chủ tịch Vestas ASP: 'Việt Nam có thể dẫn đầu khu vực về phát triển điện gió'

Phát triển bền vững -  7 năm
Đó là lời khẳng định của ông Clive Turton, Chủ tịch Vestas châu Á – Thái Bình Dương về tiềm năng khai thác năng lượng gió tại Việt Nam bên cạnh sự kỳ vọng hợp tác trong tương lai tại thị trường này.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  4 ngày

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  4 ngày

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  5 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  2 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  10 giờ

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp

Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp

Doanh nghiệp -  10 giờ

Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.

TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại

TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.

Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp -  17 giờ

AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Doanh nghiệp -  17 giờ

ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Nhịp cầu kinh doanh -  1 ngày

Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  1 ngày

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.