4 trụ cột của doanh nghiệp được quản trị tốt nhất

Quỳnh Chi Thứ ba, 08/06/2021 - 09:23

Các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam cần có một thước đo mới và so sánh mình với các doanh nghiệp trong khu vực và toàn cầu về năng lực quản trị.

Văn hoá doanh nghiệp và cam kết là một trong bốn trụ cột của một doanh nghiệp được quản trị tốt

Với kinh nghiệm gần ba mươi năm triển khai chương trình doanh nghiệp được quản trị tốt nhất tại 25 quốc gia trên thế giới, Deloitte đã xây dựng khung đánh giá một doanh nghiệp được quản trị tốt nhất bao gồm bốn trụ cột: chiến lược kinh doanh; năng lực cạnh tranh và sự đổi mới; quản trị công ty và tài chính; văn hóa doanh nghiệp và cam kết.

Dựa theo khung đánh giá của chương trình, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhìn nhận, phần lớn doanh nghiệp tham gia quan tâm và tập trung nhiều vào yếu tố tài chính, tiếp đó là văn hóa doanh nghiệp. Còn phần chiến lược kinh doanh, năng lực cạnh tranh và sự đổi mới thì sẽ còn rất nhiều cơ hội để họ có thể nâng cấp.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, tài chính là khía cạnh thiết thực mà doanh nghiệp tư nhân Việt Nam quan tâm nhất vì các đối tác hầu như đều ưu tiên đánh giá hệ thống báo cáo, kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước.

“Việc có được bản báo cáo tài chính lành mạnh chưa có nghĩa doanh nghiệp Việt Nam đã làm tốt công việc quản trị tài chính, khi thực tế, quản trị tài chính còn nhiều vấn đề đòi hỏi rộng hơn”, bà Lan nhấn mạnh.

Quản trị công ty yếu kém và những hệ lụy

Bên cạnh việc tập trung vào tài chính, doanh nghiệp Việt Nam đã hiểu được sự cần thiết của ba khía cạnh còn lại về chiến lược kinh doanh; năng lực cạnh tranh và sự đổi mới; văn hóa doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, bản thân nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng, chưa xác định được rõ những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, mục tiêu muốn đạt được, phương thức xây dựng và quản trị chuyên nghiệp và phù hợp.

Theo bà Lan, trình độ quản trị của các doanh nghiệp tư nhân Việt nhìn chung hiện còn có khoảng cách không nhỏ so với những chuẩn mực của các doanh nghiệp tốt trên thế giới.

Dù vậy, cũng có những bức tranh khá đẹp là điểm tựa, giữ niềm tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể vươn tới được những trình độ quản trị càng ngày càng tốt hơn nếu như biết cách học hỏi, đưa ra được chiến lược đúng và có những người lãnh đạo tốt.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thu Hiền, Giám đốc chương trình MSM khoa quản lý công nghiệp (đại học Bách Khoa TP.HCM) cho biết, doanh nghiệp Việt Nam có hết bốn trụ cột này nhưng chưa mạnh và các trụ cột chưa được kết nối lại thành hệ thống.

Bà Hiền cho rằng, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện có hai thế mạnh. Thứ nhất là khát khao của người lãnh đạo. Cụ thể, họ muốn doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng, bên cạnh yếu tố văn hóa cam kết và quyết tâm của tập thể – điều đã giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong quá khứ. Thứ hai là năng lực và tiềm năng phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh có nhiều cơ hội tăng trưởng và đầu tư trong và ngoài nước.

“Doanh nghiệp mạnh, có năng lực và tiềm năng, nhưng lại loay hoay và lúng túng trong những giá trị mà họ đang có. Nếu những giá trị được khai thác hiệu quả hơn ở góc độ chiến lược thì tiềm năng của doanh nghiệp sẽ lớn hơn nhiều”, bà Hiền nói.

Nhìn chung, trình độ quản trị của các doanh nghiệp tư nhân Việt hiện còn có khoảng cách không nhỏ so với những chuẩn mực của các doanh nghiệp tốt trên thế giới.

Bà Phạm Chi Lan

Chuyên gia kinh tế

Hướng tới tương lai, để thực sự phát triển thành công và bền vững, doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển được xây dựng rõ ràng, được triển khai cụ thể, và cần có chiến lược phát triển nhân sự kế cận. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tiếp nhận các tư vấn quản trị, tư vấn chiến lược độc lập từ các thành viên hội đồng quản trị độc lập, hoặc các tư vấn độc lập có thể giúp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong dài hạn.

Chương trình Doanh nghiệp được quản trị tốt nhất của Deloitte được đánh giá là sân chơi mới cho doanh nghiệp tư nhân Việt. Chương trình đưa tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp quốc tế để các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có một thước đo mới và so sánh mình với các doanh nghiệp trong khu vực và toàn cầu.

Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam là động lực quan trọng và tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 10-NQ/TW, khu vực kinh tế tư nhân sẽ đóng góp khoảng 55% vào năm 2025, và đến năm 2030 khoảng 60 - 65% GDP của nền kinh tế.

Theo Deloitte, mặc dù vai trò quan trọng khu vực kinh tế tư nhân là điều không thể phủ nhận, nhưng chưa có nhiều chương trình hướng đến thúc đẩy phát triển khu vực này. Các giải thưởng, chương trình chủ yếu đến từ các đơn vị tổ chức độc lập chủ động lựa chọn doanh nghiệp xứng đáng, các doanh nghiệp dự thi ít khi được tham gia vào quá trình xét duyệt để hiểu rõ các tiêu chí giúp doanh nghiệp mình vượt trội hơn các doanh nghiệp khác ra sao.

Khác với các chương trình và giải thưởng đã diễn ra, chương trình doanh nghiệp được quản trị tốt nhất nhằm mục đích ghi nhận các doanh nghiệp tư nhân thông qua việc đánh giá thành công và phát triển trên phương diện quản trị, quy trình vận hành tổ chức.

Chương trình không chỉ tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết, có quy mô lớn, mà mở rộng ra cả các doanh nghiệp tư nhân có tiềm năng phát triển, hướng đến việc quản trị chuyên nghiệp.

Quản trị tổ chức trong thời bình thường mới

Quản trị tổ chức trong thời bình thường mới

Diễn đàn quản trị -  3 năm
Những bài học đau đớn do Covid-19 mang lại đã khiến các doanh nghiệp trưởng thành hơn và lột xác về mặt nhận thức. Những doanh nghiệp đã quen với sự thay đổi hoặc có kế hoạch kinh doanh liên tục (BCP) đi kèm với các kịch bản ứng phó với sự thay đổi đã không quá sốc trước khủng hoảng và thậm chí còn tìm kiếm được cơ hội để tạo giá trị trong khó khăn. Trong khi đó, những doanh nghiệp còn lại đặt cả bộ máy trong tâm thế chờ đợi và bị động, phó mặc.
Quản trị tổ chức trong thời bình thường mới

Quản trị tổ chức trong thời bình thường mới

Diễn đàn quản trị -  3 năm
Những bài học đau đớn do Covid-19 mang lại đã khiến các doanh nghiệp trưởng thành hơn và lột xác về mặt nhận thức. Những doanh nghiệp đã quen với sự thay đổi hoặc có kế hoạch kinh doanh liên tục (BCP) đi kèm với các kịch bản ứng phó với sự thay đổi đã không quá sốc trước khủng hoảng và thậm chí còn tìm kiếm được cơ hội để tạo giá trị trong khó khăn. Trong khi đó, những doanh nghiệp còn lại đặt cả bộ máy trong tâm thế chờ đợi và bị động, phó mặc.
Cố vấn ngược – Phương pháp quản trị thu hẹp khoảng cách tuổi tác nơi công sở

Cố vấn ngược – Phương pháp quản trị thu hẹp khoảng cách tuổi tác nơi công sở

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Khi đại dịch Covid-19 thúc đẩy quá trình số hóa công việc, đồng hành cùng một đồng nghiệp trẻ hơn đã giúp những nhân viên “kỳ cựu” thích ứng tốt hơn với kỷ nguyên của truyền thông kỹ thuật số, đặc biệt là trong bối cảnh làm việc từ xa đang trở nên phổ biến.

Chữa lành hai nỗi đau trong quản trị nhân sự

Chữa lành hai nỗi đau trong quản trị nhân sự

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Người lãnh đạo muốn thành công cần hai điều, một là đủ yêu thương để tạo ra sự kết nối, hai là đủ tàn nhẫn để tạo ra khuôn khổ, kỷ luật, tránh tình trạng nhân viên ỉ vào mối quan hệ với sếp.

Dấu ấn quản trị của đội ngũ lãnh đạo trẻ FPT

Dấu ấn quản trị của đội ngũ lãnh đạo trẻ FPT

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Với phong cách quản trị, điều hành gói gọn trong ba chữ “nhanh, quyết liệt, tuân thủ”, đội ngũ lãnh đạo thế hệ F2 đã đưa “đoàn tàu” FPT vượt qua thách thức của COVID-19 với tăng trưởng lợi nhuận cao gần gấp đôi tăng trưởng doanh thu.

HD Mon vượt bão bằng tiềm lực và quản trị rủi ro

HD Mon vượt bão bằng tiềm lực và quản trị rủi ro

Leader talk -  3 năm

Sang Canada từ tháng 3/2020 sau khi ăn Tết Canh Tý tại quê nhà Việt Nam, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc HD Mon Holdings không thể ngờ rằng, ngay sau đó là sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu khiến các chuyến bay quốc tế bị đình trệ. Ông bị “mắc kẹt” không thể về nước đến tận bây giờ, và thậm chí là có thể lâu hơn… Trong những ngày cuối năm 2020 đầy sóng gió, cuộc phỏng vấn đặc biệt đã được thực hiện từ tòa soạn TheLEADER/Doanh nhân Việt đến nơi cách xa Hà Nội nửa vòng tr

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  13 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  18 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  18 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  18 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  19 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.