Tiêu điểm
90% doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa sẵn sàng cung ứng cho công ty quốc tế
Thiếu kinh nghiệm và hiệu quả là những nguyên nhân khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam khó tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Chia sẻ với TheLEADER, ông Frank Weiand, Giám đốc hợp phần Liên kết Doanh nghiệp nước ngoài, Dự án kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) của USAID nhận định DNVVN có nhiều cơ hội và lợi thế trong bối cảnh hiện nay.
Sở hữu vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế lớn khi có đường thủy, đường bộ, tiếp cận đến những khu vực chuyển tiếp mà các quốc gia khác không có.
Việt Nam cũng sở hữu lực lượng lao động khá trẻ và “người trẻ đồng nghĩa với động lực lớn”.
“Việt Nam có sự bùng nổ tại thời điểm hiện tại khiến mọi người có động lực lớn đưa đất nước tiến lên. Tôi cho rằng đây là giá trị lớn nhất của Việt Nam hiện nay”, ông Frank Weiand nhấn mạnh.
Không chỉ vậy, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng là cơ hội cho DNVVN chen chân vào chuỗi giá trị toàn cầu.
“Sẽ có làn sóng các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, bao gồm các nhà cung cấp Trung Quốc thiết lập cơ sở mới nhằm tránh thuế, hoặc các công ty quốc tế có cung ứng tại Trung Quốc dịch chuyển khỏi nước này và tìm đến Việt Nam”, ông Frank Weiand phân tích.
Phát biểu tại hội thảo xúc tiến đầu tư “Cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Lê Hoàng Tài, Cục phó Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhận định với nhóm nước đang phát triển như Việt Nam, chuỗi giá trị toàn cầu giúp từng bước đảm nhận các công đoạn trong mạng lưới sản xuất và tận dụng được lợi thế thương mại, từ đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa.
Đối với các doanh nghiệp, việc đưa sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là một hướng đi tất yếu để xây dựng, phát triển thương hiệu và tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Việc nhiều doanh nghiệp lớn đang đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam như Samsung, LG tạo ra cơ hội lớn tham gia chuỗi giá trị bởi chính các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đầu cuối rất muốn xây dựng chuỗi cung ứng tại địa phương nơi sản xuất sản phẩm đầu cuối.
Bên cạnh đó, khoảng trống thị trường tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp cung ứng sản phẩm phụ trợ hiện rất lớn. “Chỉ tính riêng Samsung đã công bố cần khoảng 500 doanh nghiệp cung ứng từ nay đến năm 2020”, ông Tài cho biết.
Vị Cục trưởng khẳng định tiềm năng đầu tư sản xuất sản phẩm tại Việt Nam và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để phát triển bền vững là rất lớn.
Tuy vậy, trước xu hướng ấy, chuỗi cung ứng tại Việt Nam được đánh giá khá yếu.
“Rất nhiều công ty cùng nhau dịch chuyển hiện nay nhưng chỉ có vài nhà cung cấp là DNVVN có thể được. Tôi cho rằng khoảng 90% hiện nay chưa sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp quốc tế”, ông Frank Weiand nhận định.
Nếu so sánh, chi phí nhân công tại Việt Nam rẻ hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc lại sở hữu chuỗi cung ứng hoàn hảo trong khi Việt Nam phải nhập khẩu rất nhiều, thậm chí phải đặt hàng nguyên liệu, khiến sản xuất không còn hiệu quả.
Ông Frank Weiand cho rằng rất nhiều DNVVN Việt Nam không có kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp quốc tế, thị trường quốc tế, không hiểu được kỳ vọng của họ.
DNVVN Việt cần học cách thỏa thuận với công ty quốc tế, cách kiểm soát chất lượng, quản lý quy trình và gia tăng hiệu quả.
Theo vị giám đốc hợp phần Liên kết doanh nghiệp nước ngoài dự án LinkSME của USAID, điều các DNVVN cần chính là đào tạo.
“Các DNVVN muốn kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu cần đầu tư nhiều hơn vào đào tạo, đầu tư vào việc xử lý vấn đề sản xuất mà đôi khi là thiết bị mới. Những thiết bị thậm chí đã 20 năm tuổi và do đó, không thể sản xuất chất lượng mà các công ty nước ngoài đòi hỏi”, ông nhấn mạnh.
Đánh rơi 58 tỷ USD vì ít chen chân vào chuỗi giá trị toàn cầu
Việt Nam có 600 nghìn doanh nghiệp nhưng chỉ 0,4% số đó vào được chuỗi giá trị toàn cầu
Sau 3 lần tham dự kết nối với khoảng 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, các công ty nước ngoài chỉ tìm được 2 doanh nghiệp trong nước đủ tiêu chuẩn để tham gia vào chuỗi cung ứng của mình.
Mạng xã hội: Cầu nối để doanh nghiệp bước vào chuỗi giá trị toàn cầu
Dù hội nhập với kinh tế thế giới đã hơn 20 năm nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn để gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt ở các khâu như marketing, phân phối và dịch vụ sau bán hàng. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển như vũ bão của công nghệ số và mạng xã hội mà thực tế này hoàn toàn có thể đảo ngược.
Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.
Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại mới
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
Hàng không tăng tốc, du lịch Việt bứt tốc
Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm
Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.
Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Elite Boutique: 'Điểm chạm' khai mở thị trường tiêu dùng giàu tiềm năng bậc nhất
Sở hữu không gian thương mại tinh tế, sang trọng với những đặc quyền được “may đo” cho giới tinh hoa, Elite Boutique hứa hẹn là mô hình kinh doanh “hái ra tiền” trong bối cảnh các khách hàng thượng lưu ngày càng chú trọng đến các trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa.
Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.
Quản trị “nút thắt cổ chai” trong hạ tầng logistics
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Sự thật trần trụi về tiền
Một doanh nghiệp hiểu rõ tiền là gì, kinh tế vận hành ra sao, và chính sách tác động thế nào đến hành vi thị trường, sẽ có khả năng đưa ra quyết định chính xác hơn.
Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại mới
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
FPT Retail toan tính gì khi bán SIM điện thoại tích hợp dịch vụ y tế
Sự kết hợp không tưởng giữa hai dịch vụ vốn không liên quan là SIM số và nhà thuốc lại cho thấy rõ tham vọng một tập toàn y tế kiểu mới ở FPT Retail.