Mạng xã hội: Cầu nối để doanh nghiệp bước vào chuỗi giá trị toàn cầu

Phương Hiền Thứ tư, 18/10/2017 - 23:38

Dù hội nhập với kinh tế thế giới đã hơn 20 năm nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn để gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt ở các khâu như marketing, phân phối và dịch vụ sau bán hàng. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển như vũ bão của công nghệ số và mạng xã hội mà thực tế này hoàn toàn có thể đảo ngược.

Khảo sát từ mạng xã hội hàng đầu thế giới là Facebook cũng cho thấy, có 53 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook tích cực hằng tháng.

Ứng dụng mạng xã hội là xu thế tất yếu

Theo thống kê đến tháng 4 năm nay, Việt Nam có khoảng 38 triệu người dùng mạng xã hội, trong đó 94% thường xuyên truy cập thông qua các thiết bị di động. Thông tin từ Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến VOMF 2017 hồi tháng 8 năm nay cũng cho thấy có đến 46% doanh nghiệp có dùng mạng xã hội để quảng cáo và đạt hiệu quả cao.

Khảo sát từ mạng xã hội hàng đầu thế giới là Facebook cũng cho thấy, có 53 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook tích cực hằng tháng. Trong khi đó cách đây 3 năm, con số này mới là 23 triệu. Tỉ lệ người Việt Nam từng mua bán qua Facebook hay liên kết với trang bán hàng của một doanh nghiệp nào đó cũng đạt mức rất cao ở châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong khi đó, theo những nghiên cứu mới nhất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khó khăn lớn nhất của khu vực kinh tế tư nhân trong nước nằm ở đầu ra, tức khâu tìm kiếm khách hàng. Khách hàng chính của các doanh nghiệp tư nhân trong nước hiện nay chủ yếu là cá nhân hay các doanh nghiệp tư nhân khác. Và mới chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng ngoại.

Theo VCCI, cũng chỉ có 21% doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ít có khả năng hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của FDI thông qua chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất lao động.

Các thống kê và nghiên cứu độc lập trên đây dường như mở ra một gợi ý cho thấy mạng xã hội có thể trở thành một trong những lối ra khả thi để SMEs có thể “lội ngược dòng”, gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu ở các khâu như marketing, phân phối và dịch vụ sau bán hàng.

Lớn lên cùng mạng xã hội

Theo ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM, câu chuyện cạnh tranh khốc liệt giữa mô hình kinh doanh taxi truyền thống và taxi ứng dụng công nghệ dựa trên nền tảng của kinh tế chia sẻ là bằng chứng cho thấy đã đến lúc không thể đảo ngược bánh xe lịch sử của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Và mạng xã hội cũng là một thành tố tất yếu của cuộc cách mạng ấy.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển (thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế TP.HCM) thì nhận xét những người khởi nghiệp trẻ Việt Nam hiện vẫn còn khá lúng túng về cách thức khởi sự mô hình kinh doanh trên mạng xã hội. Tuy nhiên, “nếu doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài và bắt kịp xu hướng thời đại thì sử dụng công cụ mạng xã hội là không thể tránh khỏi”.

Nếu như trước đây, để có được bản báo cáo thị trường về một dòng sản phẩm hoặc một xu hướng tiêu dùng nào đó, doanh nghiệp thường phải thuê các nhà phân tích độc lập thực hiện với chi phí có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Ngày nay, với nhiều công cụ phân tích, khảo sát chi phí thấp trên các trang mạng xã hội, các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt thông tin về sản phẩm, đối tượng khách hàng, thị hiếu tiêu dùng…

Tất nhiên, việc sử dụng mạng xã hội để quảng bá và xúc tiến kinh doanh cũng cần được chăm chút hơn vì tốc độ lan truyền thông tin qua kênh này nhanh gấp nhiều lần so với các phương tiện truyền thông khác. Vì vậy, những bất cập hoặc phản ứng tiêu cực cũng có thể được nhân rộng trong tích tắc. Bởi thế, thực tế là nhiều doanh nghiệp có trang riêng trên các mạng xã hội khá bối rối khi gặp phản hồi thiếu tích cực từ cộng đồng mạng.

Tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc Nguyễn Nữ Hoàng Khanh của Công ty TNHH Viviane - nhà sản xuất quần áo “phất lên” một phần nhờ định hướng kinh doanh online: “Đây chỉ là những thông tin tham khảo, không nên được xem là thước đo hiệu quả kinh doanh. Bởi chỉ có doanh thu và tỉ suất lợi nhuận mang lại từ đây mới là điều doanh nghiệp cần quan tâm nhất”.

Đương nhiên, mỗi doanh nghiệp đều cần tự xác định cho mình phương thức kinh doanh thuận lợi và phù hợp với mạng xã hội. Ví dụ, nếu muốn tham gia chuỗi giá trị ở thị trường Bắc Mỹ bắt đầu từ khâu tiếp thị trở đi thì trang Twitter có thể là lựa chọn lợi hại nhất chứ không phải là Facebook. Ngoài ra, với các doanh nghiệp khởi động mô hình kinh doanh trên mạng xã hội thì bảo vệ sở hữu trí tuệ nên là mối quan tâm hàng đầu.

Cộng đồng facebook và những góc nhìn về VINFAST

Cộng đồng facebook và những góc nhìn về VINFAST

Leader talk -  7 năm

Kế hoạch VINFAST của Tập đoàn Vingroup đang thu hút sự quan tâm đặc biệt trên các mạng xã hội.

Bạn sẽ giàu cỡ nào nếu trước đây đầu tư vào cổ phiếu Facebook, Google hay Tesla?

Bạn sẽ giàu cỡ nào nếu trước đây đầu tư vào cổ phiếu Facebook, Google hay Tesla?

Quốc tế -  7 năm

Bạn đã bao giờ tự hỏi cuộc sống của bạn (hoặc tài khoản ngân hàng của bạn) sẽ như thế nào nếu bạn đầu tư vào Apple hoặc Facebook trong quá khứ?

Thần đồng 21 tuổi của Facebook đầu quân cho Google

Thần đồng 21 tuổi của Facebook đầu quân cho Google

Quốc tế -  7 năm

Facebook Inc. đã tuyển Michael Sayman làm thực tập sinh khi cậu mới 17 tuổi và giao cho cậu một công việc kỹ thuật toàn thời gian 1 năm sau đó. Giờ đây, thần đồng 21 tuổi này đang rời bỏ Facebook để đầu quân cho Google của tập đoàn Alphabet Inc.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".