Tài chính
Áp lực 'bủa vây' Ngân hàng Nhà nước
Từ góc độ cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước hiểu khó khăn của doanh nghiệp nhưng điều hành chính sách tiền tệ làm sao để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối mới là điều quan trọng nhất.

Tại Hội nghị "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, NHNN cảm nhận áp lực từ nhiều phía. Ví dụ đối với lãi suất, doanh nghiệp muốn giảm, nhưng người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao cũng cần có mức lãi suất phù hợp.
Trong tổng hợp báo cáo của các đơn vị gửi ngân hàng, có doanh nghiệp xuất khẩu đề nghị phá giá đồng Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu lại phản ánh nếu đồng Việt Nam phá giá thì làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu bị thiệt. Trên thực tế, có thời điểm trước khi giảm giá đồng Việt Nam 9,2%, có nhiều doanh nghiệp phải phân bổ điều chỉnh tỉ giá trong nhiều năm.
Về tín dụng, có ý kiến muốn tháo gỡ tín dụng cho thị trường bất động sản nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn muốn tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây là áp lực lớn đối với NHNN và đặc biệt là với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Từ góc độ như vậy, NHNN điều hành chính sách tiền tệ làm sao để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định được thị trường tiền tệ ngoại hối, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Thống đốc đánh giá, Việt Nam đã trải qua giai đoạn lạm phát tăng cao, tỉ giá biến động mạnh, cuộc đua lãi suất, hệ thống tổ chức tín dụng đối mặt với khó khăn về thanh khoản chi trả cho người gửi tiền. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quên giai đoạn đó. Vì vậy, sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối là điều quan trọng, tạo lập sự ổn định vĩ mô để phục hồi nhanh và phát triển bền vững.
Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù tình hình khó khăn chung nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, hằng ngày, hằng giờ, NHNN đã cố gắng điều hành cơ bản ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Riêng về tín dụng, việc xác định tăng trưởng tín dụng như thế nào để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiềm soát lạm phát và bảo đảm an toàn hoạt động cho các ngân hàng, NHNN khẳng định tín dụng phải đạt được mục tiêu như vậy. Việc cấp tín dụng do TCTD tự thỏa thuận với khách hàng và phải bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Đối với tăng trưởng tín dụng, thời gian tới NHNN sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại; tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát để phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ đạt được những mục tiêu đề ra.
Về thị trường bất động sản, nguồn vốn của bất động sản có thể giải quyết được bằng rất nhiều "kênh" từ FDI, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng chỉ là một kênh.
“Với ý kiến của Hiệp hội bất động sản về việc kiều hối cũng là nguồn đầu tư bất động sản nhưng trong bối cảnh tỷ giá USD mạnh lên, lãi suất quốc tế tăng lên trong khi chúng ta yêu cầu trong nước phải ổn định lãi suất thì dòng kiều hối sẽ hạn chế vào, thậm chí còn chuyển ra. Như vậy, đặt áp lực cho NHNN về điều hành tỷ giá. Câu chuyện đó là bài toán tổng thể, chính sách tiền tệ là một trong những chính sách về kinh tế vĩ mô đó”, Thống đốc cho biết.
Thống đốc lý giải cơ chế cấp 'room' tín dụng
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.