Samsung, Teakwang đưa Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư FDI số một tại Việt Nam
Trong 7 tháng qua, các nhà đầu tư tư Hàn Quốc đăng ký đầu tư 5,62 tỷ USD vào Việt Nam.
Dòng vốn đổ vào Ấn Độ và các nước ASEAN sẽ tăng gấp 2,4 lần khi Trung Quốc và Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng.
Ấn Độ và 5 nước Đông Nam Á - Indonexia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam có thể kỳ vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh trong những năm tới, theo một báo cáo mới của Tập đoàn tài chính Nomura, Nhật Bản.
Các nước này có thể sẽ thu hút được khoảng 240 tỷ USD vào năm 2025, tăng so với mức 100 tỷ USD vào năm 2015, báo cáo cho biết.
Báo cáo của Nomura được phát hành vào hôm thứ Ba (2/8) với tựa đề "Ấn Độ và ASEAN: Nam châm FDI tiếp theo của châu Á", cho thấy các nền kinh tế mới nổi sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Cụ thể, nguồn vốn FDI đổ vào 5 nền kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 113 tỷ USD, từ mức 54 tỷ USD. Đầu tư vào Ấn Độ sẽ tăng gấp ba lên 126 tỷ USD, từ 44 tỷ USD vào năm 2025.
Tập đoàn Nomura cho biết, sáu nước này sẽ trở thành những "con hổ mới" vượt qua sự hấp dẫn của "những con hổ già" tập trung ở khu vực Bắc Á - Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore.
Các "yếu tố kéo" của các nước này sẽ thu hút thêm đầu tư bao gồm thị trường nội địa lớn và đang phát triển, cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện đầu tư thuận lợi hơn, quản lý kinh tế hợp lý, ổn định chính trị và lao động giá rẻ.
Hiện tại, do quy mô và tiềm năng của thị trường, Trung Quốc có vị trí đầu tiên trong bảng đánh giá sức hấp dẫn FDI của Nomura. Tuy nhiên, theo báo cáo, Ấn Độ, nước đứng thứ hai, có tiềm năng cải thiện đáng kể nếu các rào cản thương mại và môi trường đầu tư được gỡ bỏ.
Tám nền kinh tế châu Á, trong đó có 5 nước ASEAN, đều đứng trong top 10. Xếp hạng này bao gồm tổng cộng 23 quốc gia mới nổi.
Láng giềng giàu có
Các công ty Nhật Bản từ lâu đã thể hiện mối quan tâm mạnh mẽ đối với việc mở rộng ra thị trường nước ngoài khi thị trường nội địa của họ co lại. Sáng kiến Một con đường - Một vành đai của Trung Quốc bao gồm nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, với mong muốn của Chut tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc kết nối đất nước của ông với phần còn lại của châu Á và châu Âu thông qua các dự án cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, việc này tồn tại nhiều rủi ro đến từ quan ngại gia tăng kiểm soát của chính phủ Trung Quốc đối với các công ty đầu tư ra nước ngoài. "Đầu tư nước ngoài tăng nhanh ở Trung Quốc sẽ gia tăng rủi ro xảy ra suy giảm chu kỳ tài chính trầm trọng tại nước này trong vài năm tới", báo cáo viết.
Mặc dù vậy, ông Euben Paracuelles của Nomura Singapore cho biết trong một cuộc điện đàm hôm thứ Ba rằng "trừ khi những rủi ro này trở thành sự thật trong thời gian rất ngắn, nếu không trong thời gian trung hạn, dòng vốn FDI của Trung Quốc có lẽ vẫn tiếp tục mạnh mẽ".
Ông Paracuelles cho biết, dòng vốn FDI ra nước ngoài của Trung Quốc chiếm mức 1,6% GDP vào năm 2016 và đang tiếp tục tăng, tuy nhiên, vẫn thấp hơn nhiều so với Nhật Bản.
Theo báo cáo, những người hưởng lợi tiềm năng trên thị trường chứng khoán bao gồm từ các nhà sản xuất ô tô, các nhà bán lẻ cho đến các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Báo cáo khuyến nghị "mua" đối với nhà cung cấp ô tô Ấn Độ Motherson Sumi, công ty xây dựng Pembangunan Perumahan của Indonexia, nhà khai thác thương mại điện tử và dịch vụ hậu cần Singapore Post, nhà khai thác sân bay Malaysia Airports Holdings và tập đoàn Alliance Global của Philippine.
Trong 7 tháng qua, các nhà đầu tư tư Hàn Quốc đăng ký đầu tư 5,62 tỷ USD vào Việt Nam.
"Sự tăng trưởng kinh tế không xuất phát từ những yếu tố nội tại, từ cái lõi của nền kinh tế, một ngày nào đó khi vốn ngoại quay đầu, sẽ rất khó có thể lường trước những hệ lụy sẽ xảy ra".
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Chỉ mất hơn hai năm để hoàn thành một sân bay hiện đại khiến các chuyên gia cũng phải thốt lên rằng "tư nhân làm cái gì ... cũng nhanh".
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.