Kinh tế tuần hoàn nhìn từ sản phẩm tái chế
Kinh tế tuần hoàn chỉ có thể phát triển khi người tiêu dùng chấp nhận sử dụng sản phẩm từ kinh tế tuần hoàn.
Thị trường trong và ngoài nước sẽ ngày càng đặt ra tiêu chuẩn cao cho sản phẩm, bao bì, không chỉ về tính thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo tính bền vững, tuần hoàn.
Đầu năm 2022 là thời điểm tất cả các nhà hàng, quán cà phê tại Hàn Quốc phải thực hiện lệnh cấm sử dụng các sản phẩm dùng một lần. Thực tế, lệnh cấm này đã được ban hành kể từ năm 2018, tuy nhiên phải tạm dừng để ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19.
Lệnh cấm gây ra nhiều bất tiện cho khách hàng cũng các cơ sở buôn bán, tuy nhiên được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa hiện tượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều, dù cho Hàn Quốc là quốc gia đang thực hiện tương đối nghiêm ngặt chính sách phân loại rác tại nguồn.
Cũng khoảng đầu năm nay, Chile đã chính thức cấm sử dụng các loại đồ nhựa dùng một lần, bao gồm cả hộp đựng thực phẩm và ống hút. Chile ước tính sẽ giảm được khoảng 23 nghìn tấn rác nhựa mỗi năm nhờ lệnh cấm này.
Từ đầu tháng 12/2022, Canada cũng ban hành lệnh cấm sản xuất, nhập khẩu các loại đồ nhựa dùng một lần. Theo lộ trình, đến tháng 6/2023, các loại đồ uống có ống hút và tay xách nhựa sẽ bị cấm nhập khẩu hoàn toàn và cấm bán hoàn toàn vào giữa năm 2024.
Canada cũng sẽ xây dựng quy chuẩn dán nhãn “có thể tái chế” lên các sản phẩm, bao bì. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm những quy định liên quan đến sản xuất hay nhập khẩu bao bì, sản phẩm không có nhãn “có thể tái chế”.
Cùng với xu thế kinh tế tuần hoàn đang trở thành chủ đạo, nhiều quốc gia trên thế giới đã và sẽ tiếp tục ban hành những lệnh cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, sản xuất bao bì dùng một lần.
Đáng chú ý, yêu cầu về bao bì không chỉ dừng lại ở mức “thân thiện với môi trường”, tức là thay thế nhựa bằng những vật liệu được cho là bền vững hơn nhựa, mà đã hướng đến bao bì có thể tái chế, tái sử dụng, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Theo ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, vấn đề tái sử dụng bao bì đang được quan tâm trên khắp thế giới, là điều cần được doanh nghiệp lưu ý để duy trì thị trường.
Bên cạnh đó, ông Việt Anh cũng đề xuất xây dựng những tiêu chuẩn thị trường trong nước tương xứng, đồng nghĩa với việc “doanh nghiệp không xuất khẩu được thì cũng sẽ không thể được tham gia thị trường trong nước”.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cũng đưa ra nhận xét, xu hướng hiện nay là bao bì phải thân thiện với môi trường chứ không phải chỉ có tính thẩm mỹ và hấp dẫn người tiêu dùng. Đặc biệt, quy cách về in ấn trên bao bì cũng cần phải có sự thay đổi theo hướng bền vững.
Bà Nguyễn Thị Xuân Yến, chuyên gia về phát triển bền vững, lại nhìn nhận, vấn đề bền vững hóa bao bì, bên cạnh để bảo vệ môi trường, cũng không nằm ngoài mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế, bao bì cần phải tạo ra trải nghiệm tuần hoàn, tức là có khả năng tái chế, tái sử dụng.
Tại thị trường Việt Nam, ngành hàng bao bì là đối tượng đầu tiên phải thực thi trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc theo công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) (được quy định trong điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020).
Công cụ EPR mang hàm ý tạo động lực để doanh nghiệp thay đổi thiết kế sản phẩm, thay đổi quy trình phân phối theo hướng thuận tiện nhất cho thu gom, tái chế, tái sử dụng. Do đó, những doanh nghiệp sớm có ý thức tuần hoàn, tư duy tuần hoàn sẽ có lợi thế hơn khi công cụ này được áp dụng.
Từ năm 2019, một nhóm doanh nghiệp Việt Nam đã bắt tay nhau thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) với mục tiêu thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì. Sau hơn 2 năm hoạt động, các thành viên PRO Việt Nam đã triển khai nhiều thay đổi đáng ghi nhận, có thể kể đến như loại bỏ màng co nắp chai; loại bỏ chai nhựa màu; sử dụng nhựa tái sinh trong bao bì…
Những bước đi tiên phong đó, tuy chưa phải là đủ cho một mô hình kinh tế tuần hoàn đúng nghĩa nhưng là minh chứng cho thấy xu thế bao bì bền vững không phải là điều xa xôi hay chỉ có ở những nước phát triển, mà đang được nhen nhóm và dự báo là sẽ bùng nổ lại Việt Nam. Thuận theo dòng chảy này, doanh nghiệp cần phải có những hành động sớm, nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi.
Kinh tế tuần hoàn chỉ có thể phát triển khi người tiêu dùng chấp nhận sử dụng sản phẩm từ kinh tế tuần hoàn.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường hợp tác với doanh nghiệp triển khai dự án tái chế tuần hoàn khép kín "lon thành lon".
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là tập hợp nhiều công cụ chính sách quan trọng hỗ trợ quản lý chất thải rắn một cách hiệu quả, được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tuy nhiên, cần có một mô hình phù hợp để thực thi EPR đạt được tối đa kỳ vọng.
Tiêu chuẩn về môi trường cho các sản phẩm có nguy cơ gây ô nhiễm là biện pháp hàng đầu để kiểm soát, phân luồng, cũng như hỗ trợ công tác xử lý và tái chế rác thải.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.